Viêm Tuyến Nước Bọt U Nang Dưới Lưỡi
Viêm tuyến nước bọt phổ biến vào mùa lạnh và ở người trong độ tuổi từ 50-60 tuổi do nhiễm virus, vi khuẩn.
Viêm tuyến nước bọt có tự khỏi không và bao lâu thì khỏi bệnh?
Như đã nói ở phần điều trị, nếu nhiễm trùng tuyến nước bọt không có biến chứng thì có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Thông thường tình trạng viêm diễn ra khoảng từ 1-2 tuần sẽ hết.
Bị viêm tuyến nước bọt khám ở đâu và giá bao nhiêu?
Viêm tuyến nước bọt là bệnh lý về tai mũi họng thường gặp, và vì vậy bạn cần tới các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và điều trị. Chi phí điều trị tùy thuộc vào phương thức dùng để điều trị bệnh (thuốc, phẫu thuật) và tùy thuộc vào mỗi cơ sở y tế. Bạn cần liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế mà bạn muốn điều trị để được tư vấn cụ thể về giá cả.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm; được trang bị hệ thống máy móc hiện đại như: máy nội soi Xion của Đức, hệ thống đo điện ảnh nhãn đồ (VNG), máy tập phục hồi chức năng tiền đình (TRV), máy đo chức năng thính học Interacoustic, hệ thống kính vi phẫu mổ tai Zeiss (Đức), hệ thống nội soi Karl Storz… giúp cho việc chẩn đoán chính xác, điều trị chuyên sâu, hiệu quả cao, nhanh hồi phục.
Viêm tuyến nước bọt là một trong những chứng bệnh khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này xuất hiện thường là do các vi khuẩn, virus hoặc các loại nấm dị ứng. Bệnh không quá nguy hiểm, không có khả năng lây lan, truyền nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, việc nắm rõ một số thông tin về bệnh cũng sẽ giúp cho bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị bệnh được hiệu quả.
Viêm tuyến nước bọt có nổi hạch không?
Khi viêm và nhiễm trùng tuyến nước bọt sẽ gây phản ứng hạch tại chỗ tại vùng. Các hạch dẫn lưu tuyến nước bọt bao gồm: hạch trước tai, hạch sau tai, hạch góc hàm và hạch cổ… đặc điểm các hạch này là hạch sưng to, sờ di động dưới da, ấn đau. Nếu tình trạng viêm hạch nặng có thể gây hoại tử hoặc áp xe hạch. Khi tình trạng viêm không còn, hạch cổ cũng sẽ giảm viêm và nhỏ dần kích thước sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Viêm tuyến nước bọt là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu về bệnh viêm tuyến nước bọt thì bạn cần phải hiểu được tuyến nước bọt là gì. Tuyến nước bọt có nhiệm vụ tiết nước bọt trong khu vực khoang miệng. Tuyến nước bọt đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình tiêu hóa các loại thức ăn. Nếu viêm tuyến nước bọt không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể có những biến chứng nguy hiểm về sau.
Viêm tuyến nước bọt là căn bệnh như thế nào?
Viêm tuyến nước bọt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, sỏi ống tuyến nước bọt, khối u vùng hàm mặt gần tuyến nước bọt, hay ung thư tuyến nước bọt,...
Chữa viêm tuyến nước bọt có cần phải phẫu thuật không?
Trường hợp phẫu thuật có thể được chỉ định nếu nhiễm trùng không bắt đầu đáp ứng với kháng sinh tiêm tĩnh mạch sau 48 giờ. Đồng thời cần dẫn lưu tuyến nước bọt để kiểm soát nhiễm trùng.
Chỉ định phẫu thuật viêm tuyến nước bọt
Bác sĩ Thuý Hằng cho biết: “Nếu nhiễm trùng không đáp ứng với kháng sinh tiêm tĩnh mạch sau 48 giờ, có thể cần phải phẫu thuật và dẫn lưu tuyến nước bọt để kiểm soát nhiễm trùng. Nếu sỏi nước bọt làm tắc nghẽn các tuyến và góp phần gây nhiễm trùng, người bệnh có thể cần nội soi ống tuyến lấy sỏi để nhiễm trùng không tái phát. Đối với trường hợp có sỏi nước bọt lớn, mổ mở cắt tuyến nước bọt sẽ được đặt ra.
Ngoài ra, bác sĩ Thuý Hằng hướng dẫn thêm cách chữa viêm tuyến nước bọt tại nhà đối với tình trạng nhiễm trùng nhẹ.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt
Để phòng ngừa viêm tuyến nước bọt, bác sĩ Thuý Hằng khuyên mọi người nên:
Viêm tuyến nước bọt uống thuốc gì?
Viêm tuyến nước bọt nhẹ có thể không cần uống thuốc, hoặc chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau. Các thuốc sử dụng trong viêm tuyến nước bọt bao gồm: thuốc kháng sinh, giảm viêm, giảm đau tuy nhiên cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự mua thuốc kháng sinh về uống, hoặc điều trị bằng các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Các biến chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt
Tình trạng viêm tuyến nước bọt nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như:
Một số dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của bệnh
Phần đông người bệnh khi bị mắc chứng viêm tuyến nước bọt thường sẽ có những dấu hiệu nhận biết và triệu chứng điển hình sau đây:
Tuyến nước bọt mang tai có thể bị sưng một cách đột ngột khi ăn. Thời gian đầu, những dấu hiệu này sẽ khá giống với bệnh quai bị nên rất dễ bị nhầm lẫn.
Khoang miệng có thể sẽ có mùi hôi và có vị khác thường.
Toàn thân có thể bị sốt và cảm thấy mệt mỏi.
Khi người bệnh mở miệng sẽ cảm thấy đau nhức và vô cùng khó chịu.
Có thể xuất hiện mủ ở trong khoang miệng.
Các khu vực như hàm ở trước tai, phía dưới hàm hoặc ở trên cùng có dấu hiệu bị sưng đỏ.
Vùng cổ hoặc vùng mặt có thể bị sưng lên.
Đau ở vùng mặt là một trong những dấu hiệu cảnh báo viêm tuyến nước bọt
Tuy có những dấu hiệu phổ biến nhưng nếu không chú ý thì những triệu chứng này có thể sẽ bị nhầm lẫn với nhiều loại bệnh lý khác. Vậy nên, để có kết quả chẩn đoán và phương án điều trị chính xác thì bạn nên đi khám bác sĩ. Ngoài những dấu hiệu phổ biến trên thì người bệnh còn có thể bị khó thở, bị sốt cao, khó nuốt và chúng càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu bệnh không được điều trị kịp lúc.
Các phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt
Bác sĩ Thuý Hằng cho biết, nếu nhiễm trùng tuyến nước bọt không có biến chứng thì có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. “Tuy nhiên, đối với trẻ em và trẻ nhỏ, những người có miễn dịch yếu thì bác sĩ khuyến nghị nên đến bệnh viện để thăm khám sớm nhất. Bởi vì ở các đối tượng này, tình trạng nhiễm trùng có thể diễn tiến nặng và có nguy cơ gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như đã nêu ở phần trên”.
Theo bác sĩ Thuý Hằng, đối với việc điều trị viêm tuyến nước bọt nói chung, cần thực hiện trên nguyên tắc giảm đau, kháng viêm, chống nhiễm trùng. Theo đó, các khuyến nghị về điều trị theo từng mức độ viêm cụ thể như sau:
Viêm tuyến nước bọt có phải quai bị không?
Bệnh quai bị có thể gây viêm tuyến nước bọt, nhất là tuyến nước bọt mang tai. Tuy nhiên, viêm tuyến nước bọt còn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. Ví dụ do vi-rút (Virus quai bị, HIV, Coxsackievirus, Parainfluenza loại 1 và 2, Virus herpes, virus cúm A…) hoặc vi khuẩn thường gây viêm tuyến nước bọt là Staphylococcus aureus gây ra, các loại vi khuẩn khác bao gồm vi khuẩn liên cầu, vi khuẩn Coliform…
Viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không?
Viêm tuyến nước bọt không phải là bệnh lý nguy hiểm song không vì thế mà chủ quan để bệnh kéo dài. Các biến chứng viêm tuyến nước bọt có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ, chẳng hạn như: áp xe tuyến nước bọt, biến dạng mặt, tắt nghẽn đường thở, nhiễm trùng huyết…
Các thắc mắc thường gặp về bệnh viêm tuyến nước bọt
Bác sĩ Thuý Hằng giải đáp từng thắc mắc của quý độc giả theo từng câu hỏi lần lượt như sau.
1. Viêm tuyến nước bọt có lây không?
Viêm tuyến nước bọt là bệnh không lây nhiễm nên bạn không cần phải tránh tiếp xúc với người bệnh.
Cách phòng ngừa tuyến nước bọt bị viêm
Để phòng tránh tình trạng bị viêm tuyến nước bọt, bạn có thể thay đổi thói quen hàng ngày của mình với một số lưu ý sau đây:
Luôn giữ gìn và vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, cần phải chải răng đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn ở vùng kẽ răng - nơi mà bàn chải không thể làm sạch,...
Sau khi ăn nên sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để vệ sinh vùng lưỡi và làm sạch khoang miệng, đồng thời giúp loại bỏ được các loại vi khuẩn gây bệnh.
Không nên tiếp xúc nhiều với những nguồn bức xạ đến từ các nhà máy và xí nghiệp.
Hạn chế thuốc lá và rượu bia trong cuộc sống hàng ngày.
Bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, xây dựng một chế độ ăn khoa học để nâng cao sức đề kháng.
Trước khi ăn và ngay sau khi đi vệ sinh luôn nhớ phải rửa tay thật sạch sẽ.
Uống nhiều nước để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Cách phòng ngừa bệnh an toàn - đơn giản là lối sống lành mạnh
Bệnh viêm tuyến nước bọt không quá nguy hiểm, thế nhưng nếu bạn không điều trị kịp thời có thể khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường và nghi ngờ bị bệnh, bạn hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Một địa chỉ y tế tin cậy mà quý khách hàng có thể đến kiểm tra khi gặp vấn đề về bệnh lý tai mũi họng là chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách hãy gọi đến số hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện.
Tuyến nước bọt ở động vật có vú thuộc loại tuyến ngoại tiết, có ống tuyến và nang tuyến, vai trò là sản xuất nước bọt. Chúng cũng chế tiết amylase, một enzym cắt tinh bột thành maltose.
Tuyến nước bọt được chia thành các thùy. Mạch máu và thần kinh đi vào tuyến ở rốn tuyến và dần dần chia nhánh vào các thùy.
Các tế bào chế tiết hợp lại thành nang tuyến. Các nang tuyến sẽ đổ vào hệ thống ống tuyến. Có ba loại nang tuyến nước bọt, đó là nang nhầy, nang nước, và nang hỗn hợp tùy thuộc vào loại tế bào chế tiết của nang. Mỗi nang gồm một hàng tế bào, xung quanh là màng đáy, và bên ngoài là tế bào cơ - biểu mô, có nhiệm vụ co bóp để đẩy nước bọt vào ống tuyến.
Các ống tuyến nhỏ sẽ hợp lại để tạo thành ống gian tiểu thùy, rồi ống gian thùy, cuối cùng đổ vào ống chính và đổ vào miệng. Thành ống tuyến lớn sẽ giống với biểu mô niêm mạc miệng, biểu mô lát tầng không sừng hóa. Nước bọt có pH kiềm, sẽ nhanh chóng bất hoạt trong môi trường acid của dịch vị
Có rất nhiều tuyến nước bọt, gồm các tuyến nước bọt chính và các tuyến nước bọt phụ. Các tuyến nước bọt chính bao gồm: Tuyến mang tai: là tuyến lớn nhất, là tuyến nước bọt tiết thanh dịch, ống tiết là ống Stenon, chạy ở mặt ngoài cơ cắn, đổ vào miệng ở mặt trong má tương ứng vị trí răng số 7 hàm trên Tuyến dưới hàm: là tuyến nước bọt hỗn hợp, ống tiết là ống Wharton Tuyến dưới lưỡi: bao gồm rất nhiều tuyến nhỏ, là tuyến nước bọt hỗn hợp
Tuyến nước bọt hoạt động nhờ sự cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm.
Các sợi phó giao cảm đến tuyến nước bọt trong các dây thần kinh sọ. Tuyến mang tai nhận các sợi đi trong dây thiệt hầu (dây sọ IX) qua hạch tai, trong khi tuyến dưới hàm và dưới lưỡi nhận các sợi đi trong dây mặt (sọ VII) qua hạch dưới hàm.
Phần giao cảm chi phối cho tuyến nước bọt xuất phát từ các đốt Cổ 1 đến Cổ 3, các sợi tiền hạch đến synap ở các hạch cổ trên, các sợi hậu hạch sẽ đi đến tuyến nước bọt.
Kích thích hệ giao cảm và phó giao cảm đều làm tăng tiết nước bọt. Dùng atropin (chất ức chế phó giao cảm) sẽ gây giảm tiết nước bọt.
Vai trò nội tiết: mới được phát hiện ở tuyến nước bọt. Nó đảm bảo sự tăng sản những tổ chức trung mô như sụn, xương răng, sợi chun, hệ thống lưới nội mô, tổ chức liên kết và tạo máu. Hormon tuyến nước bọt là parolin
Vai trò tiêu hóa: nước bọt làm ướt và tan thức ăn, củng cố vị giác, thủy phân tinh bột
Vai trò bảo vệ: cuốn trôi vi khuẩn, tạo pH kiềm, hỗ trợ tái khoáng men răng, và có các chất diệt khuẩn, kháng thể
Vai trò bài tiết: những chất ngoại lai đưa vào cơ thể có thể nhanh chóng tìm thấy ở nước bọt