Camera Cổng Trường Nguyễn Huệ Đà Nẵng
Sáng ngày 5/9/2015, Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, TP. Mỹ Tho đã tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới 2015 - 2016. Đến dự có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Trần Thế Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang; ông Trần Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Hồng Oanh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh; ông Đặng Thanh Liêm,...
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ - TP MỸ THO
Vào năm 1959, trên mảnh ruộng trủng hoang đầy cỏ dại với tổng diện tích 9.878,8 m2, 3 phòng học đầu tiên được xây dựng với tên gọi trường tiểu học Vòng Nhỏ và thầy Nguyễn Thành Viễn là người hiệu trưởng đầu tiên đã có công xây dựng.
Từ sau năm 1960, các phòng học lần lượt được xây dựng và đến năm 1972 trường đã có được khung hoàn chỉnh với 38 phòng học, 1 đại sảnh và các công trình phụ như: nhà vệ sinh, tường rào, cổng trường…
Do yêu cầu phát triển về giáo dục và đào tạo trong từng giai đoạn lịch sử, trường đã nhiều lần đổi tên: trường tiểu học Vòng Nhỏ; trường tiểu học Nguyễn Huệ; trường tiểu học Phường 6; trường phổ thông cấp 1, 2 Phường 6; trường phổ thông cơ sở Phường 6 A và hiện nay trường được vinh dự mang tên của vị một anh hùng dân tộc, một vị tướng lãnh đạo tài ba "bách chiến, bách thắng" trong lịch sử, đó là trường tiểu học Nguyễn Huệ.
Năm 2001, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000. Tháng 10 năm 2004, với sự đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh, trường được quy hoạch xây mới.
Đến tháng 8/2009 quy mô ngôi trường mới đã hoàn chỉnh 44 phòng, trong đó có 32 phòng học, số phòng còn lại là phòng bộ môn và phòng chức năng. Tổng thể cảnh quan, sân bãi, cổng trường, tường rào, đường đi nội bộ cũng được chỉnh trang làm mới trên diện tích đất rộng khoảng 1 hecta.
Cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý khinh tế xã hội của Nhà Nước trong thập niên cuối thế kỉ XX, sự nghiệp giáo dục của nước ta có bước phát triển mới, vươn lên đáp ứng yêu cầu hội nhập với các nước trong khu vực. Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện các hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở GD-ĐT Tiền Giang và Phòng GD-ĐT Thành phố Mỹ Tho, nhà trường sớm tổ chức thực hiện loại hình lớp học 2 buổi / ngày, lớp học bán trú để đáp ứng yêu cầu đặt ra của xã hội.
Đội ngũ CB-GV trường Tiểu học Nguyễn Huệ luôn năng động, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đã có nhiều thầy cô không quản ngại khó khăn, tích cực trau dồi về chuyên môn và kỹ năng về công nghệ thông tin để ứng dụng trong dạy học, quản lý; ra sức học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm với trình độ Đai học, Cao đẳng để công tác quản lý và giảng dạy ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Nhờ sự cố gắng phấn đấu miệt mài của giáo viên và học sinh trong nhiều năm qua nên chất lượng giáo dục được giữ vững, đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ và hiệu quả đào tạo không ngừng được nâng lên. Hàng năm tỉ lệ học sinh lên lớp đạt 99%; kỷ cương, kỷ luật nhà trường được giữ vững. Việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi được đầu tư đúng mức, có nhiều học sinh đạt giải trong các kỳ thi Vở sạch chữ đẹp, Kể chuyện văn học, Hát, Vẽ, Thể dục thể thao,… cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia; giải thưởng Nguyễn Hữu Huân cấp thành phố. Công tác chăm sóc giáo dục học sinh cá biệt, giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng cũng được thực hiện tốt.
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
Nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.
1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. 2. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể: + Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường. + Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã); 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo. + Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài. + Cơ cấu khối công trình gồm: . Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định. . Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng. . Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho. . Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên. . Sân chơi gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung. 3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục. 4. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục. 5. Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
Quyết định cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận, huyện
Bước 1: Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gửi hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện. Bước 2: Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu hồ sơ đúng quy định thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ. Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế; Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ nêu rõ lý do.
1. Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.
2. Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
3. Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; danh sách đội ngũ giáo viên, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý, giáo viên.
4. Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non; danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định.
5. Các văn bản pháp lý: xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 05 năm; xác nhận về số tiền hiện có do trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh.
6. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
1. Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; 2. Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. 3. Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục. 4. Thông tư số 13/2018/TT-BGDĐT ngày 30/5/2018 của Bộ giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non. 6. Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế nộp hồ sơ đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024 (theo Thông tư số 43/2024/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh)
Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024 (theo Thông tư số 43/2024/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh)