Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), bất chấp COVID-19, kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng mạnh và có khả năng mức tăng này vẫn duy trì trong nhiều tháng tới. Về thị trường XK hàng hóa trong quý I/2021, Mỹ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 21,2 tỉ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 12,5 tỉ USD, tăng 34,3%; thị trường EU đạt 9,6 tỉ USD, tăng 14,2%; thị trường ASEAN đạt 6,5 tỉ USD, tăng 3,4%; Hàn Quốc đạt 5 tỉ USD, tăng 6,4%; Nhật Bản đạt 4,9 tỉ USD, giảm 1,5%.

Nên tập trung vào chất lượng hạt gạo xuất khẩu

Hiện tại thì các doanh nghiệp nước ta chỉ mới chạy đua theo kiểu " anh làm nhiều thì tôi làm nhiều hơn". Nếu xét về lý thì đúng vì sản lượng tăng thì doanh số cũng sẽ tăng theo. Nhu cầu sử dụng gạo trên thế giới rất lớn nên không thể nào xuát hiện tình trạng ế hàng được.

Tuy nhiên mỗi thị trường sẽ có những tiêu chuẩn nhập khẩu khác nhau. Và các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu luôn thách thức các doanh nghiệp Việt. Hiện tại mô hình sản xuất gạo của Việt Nam vẫn theo hướng các hộ nông dân nhỏ lẻ. Trong khi các doanh nghiệp chịu đầu tư các trang thiết bị hiện đại lại không cao.

Vì thế mà hạt gạo nước ta rất dễ tồn dư nhiều các loại phân bón, thuốc kháng sinh hoặc thuốc trừ sâu làm giảm chất lượng cũng như giá tri hạt gạo. Nếu bạn là doanh nghiệp mới thì cần phải quan tâm đến quy trình GAP để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn trước sau đó mới xem xét đến yếu tố ngon dở của từng loại hạt gạo. Gạo có ngon, thơm mà tồn dư chất hóa học thì sẽ không xuất khẩu được do quy định của các nước rất nghiêm ngặt về vấn đề này.

Phân loại các loại hạt gạo xuất khẩu

Vấn đề phân loại hiển nhiên sẽ có phần phân loại các giống gạo, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết có hạn chúng tôi sẽ không đi sâu vào phần này mà tập trung vào phân loại gạo thành phẩm.

Để dễ quan sát thì bạn có thể tham khảo bảng sau để đối chiếu với những thành phẩm hiện có của doanh nghiệp mình. Lưu ý đây chỉ là bảng tham khảo nhằm giúp các bạn và các doanh nghiệp mới nắm được tổng quan các loại hạt gạo thành phẩm sau khi xay xát.

Gạo trắng hạt dài Việt Nam 5%, 10%, 15% và 25% tấm.

Gạo nếp Việt Nam hạt trung bình 10% tấm, tách mầu.

Độ dài Trung Bình của hạt nguyên

Mức độ xay xát tốt, có tách mầu

Gạo nàng hoa Việt Nam 5% tấm xuất khẩu tách mầu và đánh bóng 2 lần.

Độ dài TB của hạt nguyên(tối thiểu)

Gạo hạt dài KDM Việt Nam tách mầu 100%, đánh bóng 2 lần.

Độ dài TB hạt nguyên (tối thiểu)

Hạt vỡ 3/10 đến 6,5/10(tối thiểu)

Xay xát : Tấm thu được từ xay xát và đánh bóng gạo 5% &10%

Không có côn trùng sống, không lẫn tạp chất & kim loại. Gạo theo tiêu chuẩn gạo Việt Nam XK & theo mẫu.

Theo nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo thì bạn có thể tham khảo như sau.

Các điều kiện để thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo là:

Phải có tối thiểu một kho chứa gạo, thóc phù hợp theo những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định.

Có tối thiểu một hệ thống cơ sở xay sát hoặc cơ sở chế biến thóc gạo teo quy chuẩn.

Thương nhân đã có giấy chứng nhận kinh doanh xuât khẩu gạo không được cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay sát.

Ngoài ra đối với các mặt hàng gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vì chất dinh dưỡng thì không cần phải đáp ứng các quy định nêu trên. Khi thực hiện thủ tục hải quan cho những loại này thì chỉ cần xuất trình bản sao có chứng thực văn bản xác nhận hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định do tổ chức giám định cấp theo quy định.

Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghi cấp giấy chứng nhận xuất khẩu gạo và tự chịu mọi trách nhiệm về nội dụng đã kê khai.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.

Trong 5 ngày làm việc, tính từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương  về kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.

Như vậy việc đầu tiên là doanh nghiệp cần phải làm các thủ tục như các bước nêu trên để có được giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu. Nếu công ty bạn là doanh nghiệp mới thành lập thì cần đọc kỹ và tìm hiểu thêm những quy định liên quan ở những bước trên. Còn nếu doanh nghiệp bạn đã có giấy chứng nhận rồi thì có thể tiếp tục phần tiếp theo.

Nếu có những điểm chưa rõ thì bạn nên đọc kỹ nghị định 107/2018/NĐ-CP