Quảng Trị Có Những Xã Nào
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Nhân lực thường xuyên làm trái ngành nghề
Ngành quản trị kinh doanh rất rộng và có nhiều cơ hội việc làm nhưng không tập trung. Nhiều người học quản trị kinh doanh ra làm nhân viên tư vấn hoặc telesales. Điều này tạo lên một thực trạng là nhiều bạn trẻ không biết mình có thể làm gì sau khi ra trường. Có rất nhiều cơ hội nhưng không biết đâu là cơ hội dành cho mình. Ngành quản trị kinh doanh nhiều cơ hội nghề nghiệp và mức lương tốt. Để phát triển trong ngành này, bạn nên theo học các chương trình đào tạo và nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cũng như mối quan hệ. Bạn cũng có thể chủ động tự kinh doanh nếu có điều kiện và đam mê.
Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh mà bạn chưa biết ứng tuyển vị trí nào thì hãy tìm hiểu kỹ càng để tránh đưa ra lựa chọn sai lầm. Những việc làm hot cho cử nhân ngành quản trị kinh doanh chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn không bối rối khi tìm kiếm vị trí phù hợp với mình.
Chất lượng nhân lực không đồng đều
Quản trị kinh doanh là ngành được đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên. Một trong những khó khăn với nhân sự trong ngành này là trình độ không đồng đều. Bạn phải cạnh tranh rất nhiều với những người có bằng cấp cao hơn và kỹ năng tốt hơn, thậm chí là người từ ngành khác (marketing, tài chính) chuyển sang.
Khi nào thì được thăng chức?
Thời gian thăng chức của những người làm các công việc liên quan tới quản trị kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào doanh số thực tế, các dự án thành công, khả năng thực hiện mục tiêu chung. Thông thường bạn sẽ mất khoảng 5 - 7 năm để trở thành trưởng bộ phận và trên 10 năm để làm giám đốc kinh doanh của một doanh nghiệp.
Thời gian thử việc của các vị trí trong ngành quản trị kinh doanh thông thường là 2 tháng (theo Luật Lao động). Mặc dù vậy, tuỳ vào từng doanh nghiệp, chính sách nội bộ và thoả thuận giữa hai bên mà thời gian thử việc có thể kéo dài hoặc rút ngắn. Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, họ thậm chí có thể không cần thử việc, trong khi sinh viên mới ra trường "lấn sân" sang các mảng như nhân sự, tài chính,... có thể phải thử việc lâu hơn.
Mức lương ngành quản trị kinh doanh
Mức lương của nhân sự ngành quản trị kinh doanh có thể cao hoặc thấp hơn tuỳ vào từng vị trí cụ thể. Khi bạn đi làm thuê cho các doanh nghiệp, lương khởi điểm của bạn có thể thấp, còn nếu tự khởi nghiệp, thu nhập của bạn sẽ không cố định. Theo thống kê của một trang tuyển dụng nước ngoài, ở Mỹ, lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh là 63.388 USD/năm (tương đương 1,5 tỷ đồng/năm); lương khởi điểm thấp nhất là khoảng 39.000 USD/năm (900 triệu đồng/năm). Tại Việt Nam, lương khởi điểm của nhân viên kinh doanh là từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng - thấp hơn nhiều ngành khác nhưng ngược lại bạn được tính thêm hoa hồng, doanh số nên tổng thu nhập sẽ cao hơn, có thể là từ 5 - 7 triệu/tháng ngay khi mới ra trường. Nếu bạn bắt đầu sự nghiệp với tấm bằng quản trị kinh doanh nhưng làm chuyên viên tài chính, bạn có thể nhận lương tối thiểu từ 5 - 8 triệu/tháng.
Thu nhập của các vị trí việc làm quản trị kinh doanh cao hay thấp?
Kinh nghiệm không thực sự là yếu tố quyết định tiền lương của bạn trong ngành quản trị kinh doanh. Hầu hết thu nhập của bạn sẽ dựa vào thực lực, doanh số, khả năng quản lý của bạn. Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận được rằng sau nhiều năm làm việc, bạn có thể tích luỹ kinh nghiệm quý giá, các mối quan hệ tích cực, duy trì liên lạc với nhiều khách hàng,... và vì thế thu nhập của bạn sẽ tăng lên. Chẳng hạn, những người có từ 3 - 5 năm kinh nghiệm trở lên sẽ nhận mức lương trên 70.000 USD (1,6 tỷ đồng/năm) ở Mỹ. Những vị trí quản lý có thể lên tới gần 100.000 USD/năm (hơn 2,3 tỷ đồng/năm). Ở Việt Nam, nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên có mức thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn (12 - 14 triệu). Nhân viên kỳ cựu có doanh số tốt nhận tới 35 triệu/tháng. Trưởng phòng kinh doanh - thường có từ 7 - 10 năm kinh nghiệm có lương phổ biến là từ 15 - 27 triệu/tháng, người cao nhất có thể lên tới 80 triệu/tháng.
Đọc thêm: Những thách thức và cơ hội việc làm sinh viên ngành quản trị kinh doanh
Khi có kiến thức về quản trị kinh doanh, bạn có rất nhiều cơ hội kiếm thêm thu nhập như tự kinh doanh ngoài công việc chính thức, hợp tác mở cửa hàng, phối hợp tìm kiếm khách hàng tiềm năng, quản lý fanpage khi có thời gian rảnh. Công việc trong ngành quản trị kinh doanh tạo cho phép bạn chủ động hơn trong rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, do đó bạn sẽ dễ dàng sắp xếp việc làm chính, làm thêm ngoài giờ của mình.
Cơ hội và thách thức của ngành quản trị kinh doanh bạn phải đối mặt