Gần đây, sự việc Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) cho học sinh tạm nghỉ học do phần lớn giáo viên không đi dạy vì các khoản lương, bảo hiểm chưa được thanh toán, đồng thời nợ tiền phụ huynh lên đến 3.200 tỷ đang gây xôn xao dư luận.

Huy động vốn từ lợi nhuận không chia

Huy động vốn từ lợi nhuận không chia là một trong các hình thức huy động vốn phổ biến nhất. Nguồn vốn từ khoản tích lũy lợi nhuận không chia thường sẽ được sử dụng để tái đầu tư, cụ thể:

Thông thường, lượng vốn từ hình thức huy động vốn ban đầu và vốn lợi nhuận không chia không đủ cho việc tái đầu tư nên công ty thường sử dụng thêm các hình thức huy động vốn như đi vay, phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng

Hình thức huy động vốn từ tín dụng ngân hàng được xem là giải pháp tối ưu giúp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động vốn dưới hình thức cho vay thế chấp tài sản hoặc vay tín chấp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ cần hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng khi đến kỳ hạn thanh toán theo các điều khoản quy định. Tín dụng ngân hàng được thể hiện dưới các hình thức bao gồm cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay đầu tư dài hạn, thỏa thuận tín dụng tuần hoàn hợp đồng tín dụng từng lần,...

Hầu hết các ngân hàng hay doanh nghiệp cho vay vốn hiện nay đều có những gói vay với ưu đãi và lãi suất hấp dẫn để hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp khi xác định vay cần có kế hoạch trả nợ rõ ràng để tránh trường hợp không thanh toán được các khoản nợ.

Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu

Bên cạnh trái phiếu, công ty cũng có thể huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu được xem là một hình thức chứng khoán dựa theo nội dung của Khoản 2 Điều 4 tại Luật chứng khoán năm 2019. Theo đó, người sở hữu cổ phiếu sẽ có lợi ích hợp pháp tương ứng với phần giá trị của cổ phần mà họ đã mua.

Để có thể phát hành được cổ phiếu để huy động vốn, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:

Trên thực tế, việc gọi vốn từ quỹ đầu tư là một phương án đáng cân nhắc. Hoạt động góp vốn được dựa trên các điều kiện và điều khoản của quỹ mà doanh nghiệp được chấp nhận.

Vay tiền từ cá nhân và tổ chức

Trong các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp, việc vay tiền từ các mối quan hệ cá nhân, tổ chức thường được doanh nghiệp lựa chọn bởi tính nhanh gọn và không giới hạn lượng vốn vay. Mối quan hệ vay vốn này thường được thực hiện trên cơ sở luật dân sự, mối quan hệ quen biết, tin tưởng, thân tình giữa các cá nhân và tổ chức. Điều kiện rất đơn giản, chỉ cần có hợp đồng vay tài sản là doanh nghiệp có thể vay vốn từ cá nhân hoặc tổ chức khác.

Hình thức huy động vốn này thường thấy nhiều ở công ty mẹ và công ty con ở các tập đoàn. Đây được xem là hoạt động vay theo quy định về tài sản dân sự, không nhằm mục đích kinh doanh và các doanh nghiệp thường không thực hiện thường xuyên. Hoạt động vay vốn này cần được phân biệt rõ ràng với hình thức cấp tín dụng, hoạt động cho vay chuyên nghiệp từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Những rủi ro có thể gặp từ các hình thức huy động vốn

Hầu hết các doanh nghiệp đều phải sử dụng các hình thức huy động vốn từ bên ngoài, nhưng những phương thức này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro sau:

Như vậy, có nhiều các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp khác nhau để chủ động hơn trong việc chuẩn bị nguồn tiền cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu các rủi ro có thể gặp trong quá trình huy động, doanh nghiệp nên nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn tài chính và pháp lý. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để cập nhật những thông tin hữu ích về quản trị doanh nghiệp nhé!

VinFast có thể huy động vốn từ đâu?

VinFast vẫn bám sát theo kế hoạch bắt đầu sản xuất thử nghiệm tại cơ sở ở Bắc Carolina vào năm 2024.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập VinFast vào năm 2017 và tính tới tháng 9/2022, các chủ sở hữu và bên cho vay đã chi ra 7.5 tỷ USD để tài trợ chi phí hoạt động và chi tiêu đầu tư của hãng xe điện mới nổi này.

Trả lời phỏng vấn với Bloomberg, CEO Lê Thị Thu Thủy cho biết: “Hiện tại, ông Vượng chưa có kế hoạch đầu tư thêm vào VinFast”.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhà sáng lập của VinFast

VinFast đã mất 1.3 tỷ USD trong năm 2021 và lỗ gần 1.5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022, theo hồ sơ gửi lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán (SEC) trong tháng 12. Hồ sơ này cũng cho thấy VinFast có thể tiếp tục lỗ trong ngắn hạn.

Trong hồ sơ, VinFast cho biết Vingroup phát hành thư hỗ trợ với nội dung “Vingroup có khả năng và sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính đủ để chúng tôi tiếp tục hoạt động”. Theo tài liệu này, VinFast sẽ “huy động vốn bổ sung đáng kể”, có thể đến từ nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu cũng như nguồn vốn của các bên liên quan.

Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Qatar vào tháng 6/2022, bà Thủy cho biết VinFast sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy ở Bắc Carolina (Mỹ) vào tháng 9 tới. Động thái này thậm chí còn được Tổng thống Mỹ Joe Biden ca ngợi. Hồi tháng 3 đã viết trên Twitter rằng đó là “bằng chứng mới nhất cho thấy chiến lược kinh tế của tôi đang phát huy hiệu quả”.

Trong tuần này, bà Thủy cho biết nhà máy đã “cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng” và VinFast đang “hoàn thiện các giấy phép để có thể bắt đầu xây dựng”. Bà cho biết thêm VinFast vẫn bám sát theo kế hoạch bắt đầu sản xuất thử nghiệm tại cơ sở ở Bắc Carolina vào năm 2024.

Cho tới khi nhà máy ở Mỹ đi vào hoạt động, VinFast dự tính sản xuất xe điện ở nhà máy Hải Phòng và rồi xuất khẩu tới Mỹ. Mới đây, VinFast đã hoãn giao xe điện cho khách ở Mỹ cho tới nửa cuối tháng 2/2023. Phía công ty cho biết việc chậm trễ là do cần cập nhật phần mềm cho xe.

Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết VinFast cắt giảm 80 việc làm ở Bắc Mỹ, bao gồm cả Giám đốc tài chính. Công ty cho biết sự rời đi của Giám đốc tài chính Rodney Haynes “không ảnh hưởng tới hoạt động của VinFast ở Mỹ và trên toàn cầu”.

Hiện VinFast đặt mục tiêu sản xuất 1.1 triệu chiếc xe/năm vào năm 2026. Bà Thủy cho biết trong 3 tháng cuối năm 2022, VinFast đã giao hơn 4,900 chiếc xe, tức cả năm sản xuất dưới 20,000 chiếc.

“Trong ngắn hạn, chúng tôi chưa thể công bố số liệu cụ thể, nhưng VinFast đã giao hàng ngàn chiếc xe điện và có gần 7,000 đơn đặt hàng trước. Chúng tôi sẽ giao xe tới khách hàng nhanh nhất có thể”, bà Thủy cho biết. “Hơn nữa, chúng tôi cũng nhận đặt cọc cho xe VF5 và sẽ sớm mở dịch vụ đặt trước cho VF6 và VF7 trên toàn cầu, với thời điểm giao xe dự kiến là từ cuối năm 2023”.

Công ty CP Quốc Huy thành lập năm 2005 với thành tựu đã đạt được là sở hữu thương hiệu hạt điều : Điều 3H ( bao gồm điều rang muối 3H, Hạt điều tươi 3H) và kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu về các loại hạt dinh dưỡng….., thuộc phân khúc hữu cơ và cao cấp. Công ty luôn có phương châm lợi ích của khách hàng là tối cao, trung thực với những cam kết đưa ra với khách hàng. Vì tình hình mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên công ty cần tuyển dụng vị trí nhân viên kế toán, cụ thể như sau:

Phối cảnh tổng thể dự án Kosy City Beat Thái Nguyên

Dự án Khu đô thị số 11, phường Gia Sàng, TP. Thái Nguyên (tên thương mại Kosy City Beat Thái Nguyên) có quy mô 19,6339 ha, tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng, tại phường Gia Sàng, TP. Thái Nguyên do Công ty Cổ phần Kosy làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận đầu tư tại Quyết định số 2790/QĐ-UBND ngày 09/9/2020. Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và cấp Giấy phép xây dựng hạng mục san nền của Dự án; ngày 05/11/2020, UBND tỉnh Thái Nguyên đã giao đất đợt I tại Quyết định số 3512/QĐ-UBND với diện tích được giao là 67.789,17m; Ban quản lý thực hiện dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ Sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên đã bàn giao mốc giới của dự án.

Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của Phóng viên (PV) cho thấy, đến nay Dự án vẫn đang trong giai đoạn thi công hạ tầng, chưa thực hiện xong hạ tầng kỹ thuật.

Dự án Kosy City Beat Thái Nguyên đang trong giai đoạn thi công hạ tầng

Mặc dù vậy, nhưng Dự án đang được chào bán rầm rộ qua các đơn vị môi giới, kinh doanh bất động sản và các trang mạng xã hội?!.

Trao đổi với PV, đại diện Công ty cổ phần Kosy thừa nhận Dự án chưa đủ điều kiện mở bán, tuy nhiên hiện Công ty đã thực hiện việc huy động vốn (đặt cọc) tại Dự án này dưới hình thức thỏa thuận nhận tiền giữ chỗ mua bất động sản và khẳng định đây là sự tự nguyện của các bên, pháp luật không cấm và phù hợp với Bộ luật dân sự, nên chủ đầu tư có quyền thực hiện???

Các lô đất tại được rao bán trên internet và xung quanh khu vực Dự án Kosy City Beat Thái Nguyên

Tuy nhiên, có thể thấy chủ đầu tư dự án Kosy City Beat Thái Nguyên đã thực hiện trái quy định của pháp luật trong việc thực hiện huy động vốn cho Dự án, cụ thể:

Khoản 1 và khoản 5 Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản đã cấm việc kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của luật và huy động, chiếm dụng vốn trái phép.

Điều 69 Luật nhà ở; Khoản 1 Điều 55 Luật kinh doanh bất động sản; Điều 19 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Điều 9 Thông tư số 19/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định: Nếu chủ đầu tư ký hợp đồng huy động vốn để phát triển nhà ở thì phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành xong phần móng (đối với nhà chung cư/nhà hỗn hợp) hoặc phải có biên bản nghiệm thu về việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng theo tiến độ dự án (đối với nhà ở liền kề/thấp tầng) và chủ đầu tư phải nộp hồ sơ hợp lệ đề nghị Sở Xây dựng chấp thuận được phép bán và phải có thông báo đủ điều kiện bán của Sở Xây dựng hoặc hết thời hạn mà Sở Xây dựng không trả lời thì mới được phép bán.

Ngoài ra, pháp luật cũng không cho phép chủ đầu tư ký thỏa thuận đặt tiền để giữ chỗ mua bất động sản: Điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cấm chủ đầu tư áp dụng hình thức huy động vốn để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án.

Văn bản của Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Công ty cổ phần Kosy không được áp dụng hình thức huy động vốn để phân chia sản phẩm nhà ở

Ngay tại Văn bản số 3219/SXD-QLN ngày 26/11/2020 của Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên gửi Công ty cổ phần Kosy cũng nêu rõ: “...chủ đầu tư không được áp dụng hình thức huy động vốn để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn...”.

Như vậy, có thể thấy pháp luật không cho phép chủ đầu tư ký hợp đồng đặt cọc với cá nhân, tổ chức nhằm huy động vốn xây dựng dự án nhằm mục đích được ưu tiên đăng ký hoặc hưởng quyền mua nhà ở hình thành trong tương lai. Việc Công ty cổ phần Kosy huy động vốn với hình thức ký hợp đồng đặt cọc để giữ chỗ ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai có thể mang đến những rủi ro lớn cho khách hàng.

PV sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong các kỳ sau!

Mới đây, Công ty cổ phần Kosy có trụ sở theo đăng ký kinh doanh tại địa chỉ B6-BT5 Khu đô thị mới Mỹ Đình 2, P. Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội, do ông Nguyễn Việt Cường làm Chủ tịch HĐQT đã bị Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang đề xuất phạt 250 triệu đồng vì thực hiện đặt cọc, mua bán, chuyển nhượng… tại dự án Khu đô thị Kosy ở P. Xương Giang, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang khi chưa đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật.