Trong quá trình chuyển cấp từ cấp 2 sang cấp 3, nhiều học sinh nhận ra rằng chương trình học có sự thay đổi. Vậy khi kết thúc cấp 3 để vào đại học, chương trình học có gì khác không. Không khó để nhận ra rằng nhiều sinh viên lo lắng không biết lên đại học học những môn gì, vậy bài viết dưới đây sẽ là “chìa khóa” giải đáp cho bạn.

Những môn học bắt buộc ở đại học theo quy định

Không giống chương trình học và môn học ở THPT, sinh viên ở đại học phải chia chuyên ngành và học những môn trong chuyên ngành đó. Nhưng có một số môn học vẫn được gọi là những môn học bắt buộc ở đại học, khi đó tất cả sinh viên học đại học trên toàn quốc đều phải học các môn bắt buộc như nhau.

Môn triết học hay còn gọi là triết học Mác – Lênin, là môn học đại cương trong chương trình học đại học chính quy. Đây là môn học lý thuyết, mang tính trừu tượng cao và khá khó hiểu. Có thể nói, hầu hết sinh viên đại học rất “ngán ngẩm” môn học này.

Phương pháp duy nhất để học tốt môn triết học Mác – Lênin là chú ý tập trung nghe giảng và phải hỏi lại bài giảng viên ngay lập tức nếu không hiểu điểm nào đó.

Một trong những môn học bắt buộc ở đại học “khó nuốt” đối với sinh viên chính là tư tưởng Hồ Chí Minh. Môn học này bắt buộc sinh viên phải ghi nhớ nhiều mốc thời gian, mốc sự kiện trong quá khứ. Nhưng nếu sinh viên chăm chỉ học cũng như chọn đúng cách học, môn tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ khá thú vị, bạn có thể vượt qua môn học này một cách dễ dàng.

Nếu như bạn thắc mắc lên đại học có phải học toán không thì toán xác suất sẽ là câu trả lời dành cho bạn. Tuy nhiên môn toán xác suất ở đại học không giống như toán ở cấp 3. Các chương trình trong môn này giúp sinh viên rèn luyện tư duy đúng đắn và mạch lạc. Bên cạnh đó, đây chỉ là môn học bắt buộc đối với những ngành kinh tế, điện, bách khoa, … Những ngành khối D chuyên về ngôn ngữ hay báo chính, viết lách sẽ không cần học môn học này.

Đối với sinh viên đại học chính quy, môn ngoại ngữ là môn học không thể thiếu. Hầu hết các trường đại học tại Việt Nam đều chọn tiếng anh là môn học ngoại ngữ bắt buộc. Tuy nhiên sinh viên vẫn có một số lựa chọn về môn ngoại ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Trung hay tiếng Nhật…

Học tốt môn tiếng anh ở đại học cũng giúp sinh viên ôn luyện kiến thức, thi đậu các loại văn bằng ngoại ngữ như toeic, ielts…

Bên cạnh những môn học thiên về lý thuyết, tính toán… sinh viên bắt buộc phải học môn thể dục để rèn luyện sức khoẻ, nâng cao năng lực của mình. Mỗi trường đại học sẽ có các học phần thể dục riêng, có thể kể đến như tập võ, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, thể dục nhịp điệu… Sinh viên có thể thoải mái đăng ký theo môn thể dục yêu thích, vừa để nâng cao thể chất vừa thư giãn sau chuỗi ngày “chạy” deadline mệt mỏi.

Xem thêm: Nên học đại học hay học nghề? Định hướng nghề nghiệp

Trong quá trình học những môn ở đại học cần lưu ý gì?

Với những bạn chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học, tìm việc vấn đề lên đại học học những môn gì là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn nên ghi chú lại một số lưu ý cũng như tip để vượt qua những môn học khó ở đại học.

Môn học ở đại học và cấp 3 có gì khác nhau?

Môn học ở đại học và cấp 3 có nhiều sự khác biệt về cách giảng dạy, nội dung bao gồm tên gọi môn học và cả phương pháp học. Dưới đây là một số điểm khác nhau chính:

Các môn học đại cương ở đại học

Các môn học đại cương ở đại học là môn học/ học phần nghiên về lý thuyết, giúp sinh viên hình thành những kiến thức nền tảng từ những năm đầu đại học. Các môn học đại cương ở đại học thường thấy là:

Vào năm nhất và năm 2 đại học, sinh viên sẽ được tiếp cận với các môn học đại cương ở đại học. Đây là những môn học khá trừu tượng nên hơi khó hiểu, vậy nên sinh viên thường chọn phương pháp học thuộc lòng để thi cuối kỳ.

Tuy nhiên, các môn học đại cương ở đại học sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy logic, cải thiện khả tự học. Nếu học tốt các môn đại cương, kiến thức và kỹ năng học từ các môn này sẽ là nền tảng để để sinh viên đạt nhiều thành tích tốt cho các môn chuyên ngành.

Khác biệt ở số lượng học sinh trong lớp học

Một sự khác biệt lớn hơn của đại học so với cấp 3 chính là số lượng học sinh trong một lớp học. Ở cấp 3, 1 lớp học có khoảng 30-40 học sinh vì vậy nhiều sinh viên bất ngờ khi nhận ra 1 lớp đại học có thể có số học sinh lên đến 100-150 bạn.

Số lượng học sinh quá đông khiến giảng viên không thể kiểm soát được từng sinh viên. Do đó, nếu muốn học tốt môn học ở đại học, sinh viên phải đọc giáo trình ở nhà trước khi lên lớp cũng như nhờ sự giải thích của giảng viên sau khi học xong.

Các môn học bắt buộc ở THPT 2024?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) như sau:

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì các môn học bắt buộc ở THPT 2024 sẽ gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Đồng thời thì thời lượng học các môn học bắt buộc ở THPT 2024 như sau:

- Môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1: 105 tiết học

- Môn Giáo dục thể chất: 70 tiết học

- Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh: 35 tiết học

Các môn học bắt buộc ở THPT 2024? (Hình từ Internet)

Tham gia nhóm, diễn đàn về học tập

Có rất nhiều nhóm học tập hay diễn đàn học tập của sinh viên được thành lập ở đại học, bạn nên tìm hiểu và tham gia để củng cố kiến thức cho bản thân. Nếu có một câu hỏi hay bài tập nào khó hiểu, sinh viên có thể đăng bài các diễn đàn để nhờ những bạn sinh viên, anh chị đã học giúp đỡ. Đây là cách học hiệu quả và khá thú vị mà sinh viên nên thử.

Mục tiêu của việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ra sao?

Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) như sau:

- Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực;

Định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

- Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

- Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.