Nhân Viên Ngân Hàng Bị Bắt
Hà NộiCần chứng minh năng lực tài chính công ty, nam giám đốc chi 1,2 tỷ đồng để "chạy" giấy xác nhận số dư 400 tỷ đồng và sao kê nhưng bị 3 nhân viên ngân hàng và đồng phạm lừa tiền.
Nhân viên ngân hàng để lộ thông tin khách có thể bị đuổi việc
Tại các ngân hàng, có một số nhân viên được quyền truy cập vào tài khoản của khách hàng để kiểm tra, rà soát thông tin phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ và công việc. Tuy nhiên, các nhân viên ngân hàng và chính ngân hàng có trách nhiệm phải giữ an toàn bảo mật thông tin của khách hàng.
Bí mật thông tin khách hàng là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Cụ thể, khoản 1 Điều 4 Nghị định 117/2018/NĐ-CP nêu rõ:
Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Trong đó, ngân hàng chỉ được phép cung cấp thông tin trong các trường hợp:
- Khách hàng yêu cầu, khách hàng đồng ý, khách hàng cho phép;
- Theo yêu cầu của cơ quan chức năng nhà nước, cơ quan pháp luật (toà án, công an, cơ quan thuế,...);
- Phục vụ cho hoạt động nội bộ.
Cá nhân nếu vi phạm nguyên tắc bí mật thông tin khách hàng bằng việc tiết lộ, công khai thông tin trái phép thì sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật từ phía tổ chức tín dụng từ khiển trách tới chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại nếu có.
Bên cạnh đó, tùy mức độ vi phạm, người thực hiện có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Công khai, trao đổi thông tin tài khoản ngân hàng trái phép có thể đi tù
Thông tin về tài khoản ngân hàng là những thông tin vô cùng quan trọng và phải tuyệt đối bí mật. Việc trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng không chỉ vi phạm nguyên tắc hoạt động ngành ngân hàng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về tài chính cho người bị mất thông tin.
Nếu trao đổi, công khai trái phép thông tin tài khoản ngân hàng của nhiều người, hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu trở lên, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng quy định tại Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;
d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, tùy mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt lên đến 07 năm tù.
Trên đây là giải đáp về: Nhân viên ngân hàng để lộ thông tin khách bị xử lý thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Công an Đà Nẵng khi điều tra đường dây mua bán dữ liệu tài khoản quy mô lớn nhất cả nước đã triệu tập nhiều nhân viên của 13 ngân hàng thương mại với nghi vấn bán thông tin khách hàng.
Ngày 20/6, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an Đà Nẵng cho biết đã khởi tố vụ án Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, theo Điều 291 Bộ luật Hình sự.
Vụ án khởi nguồn từ việc tại Đà Nẵng xuất hiện một nhóm người đăng trên Facebook, Telegram, Zalo các bài viết làm dịch vụ "tra soát thông tin cá nhân của khách hàng tại 22 hệ thống ngân hàng trên toàn quốc".
Công an thành phố điều tra và phát hiện đường dây mua bán, trao đổi trái phép thông tin tài khoản ngân hàng. Nam, 30 tuổi, trú tại Đà Nẵng là nghi phạm đầu tiên bị tạm giữ. Nhiều nhân viên của 13 ngân hàng thương mại cổ phần ở một số địa phương bị triệu tập.
Nam khai từ tháng 10/2022 tham gia nhóm Facebook tên "Tài khoản ngân hàng A.T.M". Tại đây, nhiều người đăng tải các bài viết trao đổi, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng của người khác.
Thấy công việc dễ thực hiện, Nam sử dụng tài khoản Facebook, Zalo, Telegram của mình và người yêu để đăng tải bài viết có nội dung nhận làm dịch vụ tra soát thông tin.
Khi có khách liên hệ mua thông tin tài khoản ngân hàng (chủ tài khoản, số CCCD hoặc CMND, địa chỉ, số điện thoại internet banking...), Nam liên hệ các đầu mối trên mạng và một số nhân viên ngân hàng để tra soát, thu thập thông tin.
Tùy từng ngân hàng, Nam trả tiền cho người cung cấp giá từ 200.000 đồng đến 1,9 triệu đồng/tài khoản, hưởng chênh lệch khi bán từ 300.000 đồng đến 2,2 triệu đồng.
Nam thừa nhận đã trao đổi, mua bán thông tin hơn 200 tài khoản và thu lợi bất chính hơn 400 triệu đồng.
Thông tin tra soát thông tin ngân hàng được quảng cáo trên mạng. Ảnh: Công an cung cấp
Thượng tá Lê Cao Tâm, Trưởng Phòng An ninh mạng, cho biết trong các nhân viên ngân hàng bị triệu tập, nhiều người thừa nhận có bán thông tin cho Nam.
Một nhân viên tại TP HCM khai đã đăng nhập hệ thống nội bộ, lấy thông tin ba tài khoản. Dựa vào mối quan hệ với đồng nghiệp cũ tại một ngân hàng khác, anh này còn nhờ lấy thông tin, bán cho Nam từ 200.000 đến 400.000 đồng/tài khoản.
Một nữ nhân viên ngân hàng chi nhánh Đà Nẵng khai bán cho Nam 25 tài khoản với giá 500.000 đồng/tài khoản.
Theo cơ quan điều tra, nhiều người không phải là nhân viên ngân hàng cũng đã liên hệ qua đầu mối trung gian khác trên mạng xã hội để mua thông tin tài khoản rồi bán lại cho Nam, hưởng chênh lệch.
Ngoài dịch vụ tra soát, mua bán thông tin của tài khoản ngân hàng, Nam khai còn gửi thông tin cá nhân của người khác (đa số là thông tin giả) để đăng ký mở tổng cộng gần 400 tài khoản ngân hàng. Các tài khoản này được bán trên mạng xã hội, thu hơn 700 triệu đồng.
Theo thượng tá Tâm, đây là vụ án đầu tiên trên cả nước về phát hiện đường dây tra soát, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng số lượng lớn. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần còn tình trạng chạy chỉ tiêu mở thẻ tài khoản ngân hàng, dẫn đến sai phạm trong quá trình đăng ký mở tài khoản.
"Vụ án là lời cảnh báo cho các ngân hàng, cho thấy việc để lọt dữ liệu không còn do yếu tố công nghệ mà chính các nhân viên lấy thông tin để bán", ông Tâm nói.
Ngày 17/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13 (có hiệu lực từ 1/7) về Bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó nghiêm cấm việc mua, bán dữ liệu này dưới mọi hình thức. Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân có thể bị kỷ luật, phạt hành chính hoặc hình sự.
* Tên của nghi phạm đã thay đổi