Huyện Ủy Vĩnh Hưng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tình hình phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Hưng
Năm 2023, tổng giá trị sản xuất đạt trên 4.200 tỉ đồng, tăng 5,63% so cùng kỳ. Trong đó, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đạt 2.873 tỉ đồng, đạt 102% kế hoạch; lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 504 tỉ đồng, đạt 100% kế hoạch; lĩnh vực thương mại – lưu trú đạt 823 tỉ đồng, đạt 102% kế hoạch.
Diện tích sản xuất lúa năm 2023 trên 57.330ha, đạt 101% kế hoạch, sản lượng ước đạt 377.000 tấn. Trong năm, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, nông dân tiêu thụ lúa gạo thuận lợi, giá bán cao hơn so cùng kỳ và ít biến động. Lợi nhuận bình quân cả năm ước đạt 44,6 triệu đồng/ha.
Tổng thu ngân sách Nhà nước đến ngày 20/11 đạt gần 66 tỉ đồng, đạt 101% so với dự toán tỉnh giao, đạt 90% so với dự toán huyện giao. Ước thực hiện cả năm là 82,5 tỉ đồng, ước đạt 126% so với dự toán tỉnh giao và ước đạt 113% so với dự toán huyện giao.
Xét về vị trí địa lý kết hợp với kiến tạo địa chất trầm tích và quá trình khai thác tài nguyên phát triển kinh tế xã hội cho thấy lợi thế cơ bản của Vĩnh Hưng.
Vĩnh Hưng là huyện đầu nguồn được hưởng lợi nguồn nước ngọt từ sông Tiền, sông Cái Cỏ, sông Vàm Cỏ Tây phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống, hàng năm lũ đã bồi đắp một lượng phù sa đáng kể làm màu mỡ đất đai.
Bị ảnh hưởng của lũ lụt, dễ gây rủi ro cho sản xuất, hư hỏng cơ sở hạ tầng hạn chế tốc độ phát triển kinh tế – xã hội.
Tình hình văn hóa xã hội huyện Vĩnh Hưng
Có tỉnh lộ 831 nối với quốc lộ 62 đi các tỉnh. Hệ thống giao thông từ huyện đến trung tâm các xã phát triển mạnh, hiện nay đã có 10/10 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm.
Ngoài ra hệ thống kênh rạch chằng chịt gồm thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá và giao lưu với các vùng, diện tích sản xuất đất nông nghiệp 33.780,82 ha, thuận lợi cho trồng lúa và tràm.
Vĩnh Hưng có đường biên giới giáp với Campuchia dài 45,62 km thuận lợi cho việc phát triển thương mại với 3 cửa khẩu: Long Khốt xã Thái Bình Trung, Vàm Đồn xã Hưng Điền A và Cả Trốt xã Khánh Hưng.
Triển khai dự án đầu tư xây dựng mới
Huyện Vĩnh Hưng Tỉnh Long An tập trung triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Rà soát lại hệ thống trường lớp trên địa bàn huyện, để có kế hoạch đầu tư theo quy định. Tăng cường bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu về y tế.
Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, lồng ghép với các mô hình để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Ngày 20/2, tại đền Cổ Ngựa và đền Chúa Then, thôn Việt Hương, xã Hương Sơn (Lạng Giang), UBND huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức khai mạc lễ hội mở cửa rừng. Lễ hội mở cửa rừng là dịp để nhân dân gặp gỡ, giao lưu, cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tốt, mùa màng bội thu, thể hiện ước nguyện, khát vọng về cuộc sống ấm no, sung túc về vật chất, tinh thần.
Phát triển nông nghiệp gắn liền với công nghiệp
Năm 2024, huyện Vĩnh Hưng đề ra mục tiêu, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tăng trưởng giá trị sản xuất theo hướng tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác đất nông nghiệp, gắn với việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ ở mức cao nhất.
Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đầu tư cho vùng lúa ứng dụng công nghệ cao; các công trình trọng điểm, chương trình đột phá, tập trung thực hiện các chỉ tiêu xây dựng huyện nông thôn mới.
Vĩnh Hưng tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính. Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội và cải thiện đời sống người dân, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Định hướng phát triển từ năm 2024 trở đi của huyện Vĩnh Hưng
Theo Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Hưng – Trần Văn Cường, để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024, huyện tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.
Hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác nâng cao năng lực chủ động liên kết tiêu thụ đầu ra, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.