Cùng với Brunei, Campuchia, Malaysia, Thái Lan là một trong bốn quốc gia ở Đông Nam Á có vua là nguyên thủ quốc gia. Dù là quốc gia theo thể chế Quân chủ lập hiến, tuy nhiên hiện tại vua Thái Lan vẫn có tiếng nói quan trọng trong nên chính trị xứ chùa vàng. Đơn cử như dù không có quyền lập pháp, nhưng bất cứ sự thay đổi lớn nào về pháp luật tại Thái Lan nếu muốn được thông qua thì phải có chữ ký của nhà vua. Bên cạnh đó, luật pháp Thái Lan cũng không cho phép chỉ trích hay nói xấu vua và người của hoàng tộc dù dưới bất kỳ hình thức nào. Vậy hoàng gia Thái Lan hiện tại, tức triều đại Chakri được hình thành như thế nào, cùng tìm hiểu với Pegas Viet Nam Travel qua bài viết này nhé.

Chế độ quân chủ trong Thế chiến

Có sự khách biệt trong việc Thái Lan tham chiến trong Thế chiến thứ nhất (WWI) và Thế chiến thứ hai (WWI). Vua Vajiravudh (Rama VI) lên ngôi vào năm 1910, đồng thời tạo lập một ý thức hệ mạnh mẽ về chủ nghĩa dân tộc Thái Lan, ông tuyên chiến với Đức và Áo-Hungary. Những người lính Thái Lan đã đến châu Âu để tham chiến, và điều đó có nghĩa là Thái Lan đã có một ghế trong bàn đàm phán sau chiến tranh.

Sau thời đại của Rama VI, vương triều Chakri có vị vua thoái vị đầu tiên, Prajadhipok tức vua Rama VII. Dưới thời ông trị vì, Thái Lan đã trải qua biến động chính trị lớn. Một cuộc đảo chính đã chuyển đổi đất nước này từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Dù là một người ủng hộ chế độ mới này, nhưng Rama VII cảm thấy việc tiến tới dân chủ vào năm 1932 là quá sớm và cảm thấy vị trí của mình không có nhiều tiếng nói cũng như không được đảm bảo an toàn; ông đã thoái vị vào năm 1935. Ông cũng là vị vua duy nhất từng thoái vị trong lịch sử Thái Lan tính tới thời điểm này.

Khi Rama VII đã thoái vị và vẫn đang ở Anh, Ananda Mahidol, chín tuổi, trở thành Rama VIII, mặc dù vị vương tử này thời điểm đó vẫn đang sống ở Thụy Sĩ. Vì vậy, đất nước được điều hành bởi Thủ tướng Phibun và quyền nhiếp chính là Pridi Banomyong. Dưới sự giám sát của hai vị này, Thái Lan bị chiếm đóng và thành lập liên minh với Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, tuyên chiến với quân Đồng minh. Tuy nhiên nhờ phong trào kháng chiến Seri Thai (Người Thái tự do) của Thái Lan chống lại Nhật Bản mà Thái Lan không bị coi là phe đối địch trong các cuộc đàm phán sau chiến tranh.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Rama VIII từ Thụy Sĩ trở về Thái Lan vào năm 1945 để cai trị, nhưng chỉ sau sáu tháng ông được phát hiện bị bắn chết trên giường. Em trai ông là Bhumibol Adulyadej, hay Rama IX, trở thành vị vua thứ chín của triều đại Chakri, cai trị trong 70 năm. Sự cai trị của Rama IX đã chứng kiến nhiều cuộc đảo chính diễn ra, qua nhiều đời Thủ tướng và tình trạng bất ổn liên miên ở miền nam đất nước, nhưng ông vẫn được mọi người yêu mến.

Vua Rama IX đã nỗ lực để cải thiện cuộc sống của những người nghèo ở các vùng nông thôn. Bên cạnh đó tình yêu âm nhạc và nghệ thuật đã mang đến cho ông một nét riêng và gần gũi. Sự ra đi của Rama IX đã khiến hàng nghìn người tụ tập trước bệnh viện của ông và trên các đường phố ở Bangkok để tỏ lòng thành kính, và cả nước đã trải qua một thời gian dài để tang. Con trai của ông, Vajiralongkorn (Rama X), đã đăng quang vào tháng 5 năm 2019, và vẫn còn phải xem liệu ông có thể tạo ra tác động tương tự hoặc chiếm được cảm tình của người dân Thái Lan theo cách mà cha ông đã làm hay không.

Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Đức Hoàng - huyện Yên Thành

Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Đức Hoàng.

Địa chỉ: xóm Hồng Phong, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh theo Quyết định số 1285/QĐ-UBND, ngày 12/5/2022

Ông Phạm Xuân Tuyết - Trưởng phòng VHTT huyện Yên Thành - Trưởng ban; SĐT: 0912681014.

Ông Trần Thế Anh - Chủ tịch UBND xã Phúc Thành, huyện Yên Thành - Phó ban;

Ông Hà Văn Quang - Thành viên Ban QLDT đền Đức Hoàng.

(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên tháng 12/2015, đền Đức Hoàng được đưa vào quy hoạch nằm trong tua du lịch "vàng” của tỉnh Nghệ An mà bởi ngôi đền tọa lạc bên hồ Diệu ốc, một trong tám cảnh đẹp của đất Đông Thành thuở trước (Đông Thành bát cảnh). Và đặc biệt nơi đây còn là địa danh văn hóa lịch sử gắn với tên tuổi của anh hùng dân tộc Hoàng Tá Thốn – vị tướng thời nhà Trần có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông ở thế kỷ 13.

Vẻ đẹp và sự cổ kính, linh thiêng của đền Đức Hoàng đã trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương.

Đền Đức Hoàng nằm trên địa bàn xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, là một trong những di sản văn hóa quý của tỉnh Nghệ An. Xã Phúc Thành được coi là miền "đắc địa” nơi quần sơn, tụ thủy, tích đức, sinh tài. Nơi đây nằm trong vùng giao thoa giữa nền văn hóa Bắc – Nam, có núi sông thơ mộng, dân cư đông đúc và thuần hậu. Các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian cũng sớm xuất hiện ở Phúc Thành có tính chất tiêu biểu cho vùng văn hóa tâm linh của huyện Yên Thành. Nổi bật hơn cả là đền Đức Hoàng (Hoàng Long từ). Trong đền hiện còn lưu giữ được 2 đạo sắc do vua Tự Đức phong (một sắc năm 1852 và một sắc năm 1886), cả 2 đạo này đều ghi "Hoàng Long chi thần”.

Theo sách ghi chép lời khai của các hào trưởng, lý trưởng (chép năm 1824) còn lưu giữ tại đền và một số tài liệu khác thì đền Đức Hoàng được khởi dựng từ thời nhà Trần trên một địa thế cao, thoáng, râm mát, cửa đền trông ra hồ Diệu ốc. Ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ đơn sơ, đến năm 1505 mới được xây tường, lợp ngói tòa thượng điện; năm 1882 xây tòa trung điện và đến năm 1936 xây thêm nhà hạ điện. Qua tu bổ, sửa sang, đến nay, cảnh quan cũ của đền có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ được kiến trúc ban đầu. Đặc biệt là nghệ thuật trang trí, đắp phù điêu, tạc tượng ở đền đã đạt đến trình độ cao trong sáng tác nghệ thuật thần sắc, phong thái, trang phục của các hình tượng được lột tả, thể hiện một cách cụ thể, sinh động, màu sắc trang nhã, tạo dáng thanh thoát, tạo nên cho ngôi đền vẻ đẹp linh thiêng, ví dụ như tượng voi, ngựa trước sân đền, các mảng trang trí tam sơn, con giống ở trước hạ điện và chồng diêm, tượng quan võ ở trước hậu cung.

Đến đền Đức Hoàng, du khách được hòa mình vào không gian trong lành, thoáng mát mà không phải nơi du lịch tâm linh nào cũng có. Giữ được nét riêng này bởi ngôi đền cổ kính được tọa lạc trong một không gian xanh với hệ thực vật phong phú, lâu đời, phía trước là hồ nước rộng, trong mát. Mùa hè, nhất là vào kỳ sen nở rộ, nơi đây đẹp tựa bức tranh thủy mặc. Vãn cảnh đền trong cảnh non xanh, nước biếc hòa quyện cùng hương sắc của sen đem đến cho mỗi người cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nao lòng.

Đền Đức Hoàng thờ Thần Sát Hải đại tướng quân Hoàng Tá Thốn, võ tướng thời Trần, sinh tại làng Vạn Phần, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Thời niên thiếu, ngài có sức khỏe hơn người, vật giỏi, có tài bơi lội. Vào đời vua Trần Nhân Tông năm Thiện Bảo 1285 nước ta bị giặc Nguyên - Mông xâm lược. Hoàng Tá Thốn nghe theo lời gọi cứu nước của triều đình lên đường đánh giặc. Do tư chất thông minh, mưu trí và có tài bơi lội nên ngài được một tướng chỉ huy tiến cử lên Hưng Đạo Vương và được vào thủy quân thiện chiến của nhà Trần. Sau thời gian luyện tập, thấy Hoàng Tá Thốn có tài, đức và dung mạo khác thường đúng như lời truyền tụng nên Trần Hưng Đạo đã đưa ông về làm nội gia đồng tử và huấn luyện thêm về binh thư, binh pháp. ông có nhiều công lao lớn trong đánh giặc ngoại xâm, lừng lẫy nhất là cuộc chiến trên sông Bạch Đằng năm Mậu Tý 1288. ông được giao trọng trách thống lĩnh hàng vạn quân cùng tàu, thuyền, dùng chiến thuật đục thuyền địch. Quân Nguyên Mông đại bại, tướng giặc Thoát Hoan chạy về nước, tướng giặc ô Mã Nhi bị bắt sống.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, vua Trần Nhân Tông sắc phong ông là Hải Đại tướng quân thống lĩnh các đạo thủy quân coi giữ 12 cửa biển.

Theo tài liệu lý lịch di tích Hoàng Tá Thốn ghi lại, trở lại kinh đô, mặc dù đất nước đã sạch bóng quân thù nhưng ông vẫn thường xuyên luyện tập cho binh sỹ và nhiều lần thân chinh đi kiểm tra, tổ chức hệ thống đồn lũy ở ven biển các vùng: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An để trấn áp bọn cướp biển. Cũng trong thời gian này, Hoàng Tá Thốn về thăm lại quê hương, thấy cảnh xóm làng tan hoang, nhân dân vất vả, đói khổ vì giặc dã, bão tố, ông rất thương cảm. ông bỏ tiền của giao cho người con trai cả tìm đất mới dễ làm ăn để đưa dân làng đến lập làng mới. Nhiều vùng dân cư ở huyện Yên Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc được cha con ông chiêu dân mở đất lập nên trong thời kỳ này.

Trong một lần đi tuần thủ, ngài bị bệnh từ trần đột ngột ngày 1 Tết Nguyên đán tại cửa Trào, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Triều đình nghe tin vô cùng thương tiếc đã cho thuyền rồng đến trở linh cữu ngài về mai táng tại quê nhà, cho lập đền thờ và phong là Sát Hải Chàng Lại đại tướng quân, thiên bồng nguyên soái chi thần.

Ngoài thờ Hoàng Tá Thốn, đền Đức Hoàng còn thờ Bạch Y công chúa, là con gái của vua Hồ Quý Ly; thờ Phật Thích ca, công chúa Liễu Hạnh và thờ thần rắn. Sự thờ phụng trong đền giữa các bậc tiền nhân có công giữ nước với Phật, Thánh Mẫu tạo nên "tam giáo đồng nguyên”, như một sự giao hòa giữa trời, đất, núi sông, giữa tâm linh và trần thế. Vì thế, đền Đức Hoàng được người dân trong vùng và các vùng lân cận xem là địa chỉ tâm linh hết sức linh thiêng, mỗi ngày đón hàng trăm du khách đến chiêm bái.. Đặc biệt, ngày 24/1/1998, đền đã được Bộ VH – TT công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.

Để tôn vinh nét đẹp truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của di tích, với đạo lý "uống nước nhớ nguồn” và đáp ứng nguyện vọng đời sống văn hóa, tâm linh của cộng đồng, hàng năm, từ ngày 30 tháng giêng đến ngày 2/2 âm lịch, nơi đây lại tưng bừng mở hội đón du khách thập phương, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh đậm đà bản sắc của người dân xứ Nghệ.

Chỉ còn 16 ngày nữa là đến Giỗ tổ Hùng Vương. Dự kiến năm nay, lễ Giỗ tổ sẽ đón tới 8,5 triệu lượt khách trong nước và quốc tế về dự nên công tác chuẩn bị của ban tổ chức đang vô cùng gấp rút.

Ngày 8/4, tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Ủy ban Nhân dân huyện Điện Biên đã long trọng tổ chức Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2018 gắn với Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên lần thứ VII.

(HBĐT) - Cứ 3 năm một lần, vào ngày 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, bà con các nơi xa, gần lại tụ họp về đền Cây Si tham dự lễ hội Đu Vôi truyền thống của người Mường Vôi thuộc xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn.

Nhiều vị cao niên trong làng biển Nam Ô, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đã gặp nhau, cùng tổ chức trang trọng Lễ hội Cầu ngư của làng vào sáng ngày 1-4, nhằm ngày 16-2 Âm lịch. Đây có lẽ là Lễ hội "đặc biệt” nhất từ trước đến nay, bởi, trong tương lai, không biết người dân làng biển cổ này có còn không gian để mùa lễ hội cầu ngư có đủ cả phần hội và lễ.

Lễ hội Holi - Sắc màu Ấn Độ 2018 sẽ diễn ra vào lúc 16 giờ, thứ sáu, ngày 30-3, tại Trung tâm văn hóa Ấn Độ, 63 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngày 28-3, tại khu di tích Đền Hạ, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La, TP Tuyên Quang.