Khi nói về xuất khẩu, chúng ta thường nhắc đến thương mại hoặc giao thương quốc tế. Hiểu đơn giản nhất là việc là trao đổi hàng hóa và dịch

Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất

Nói một cách ngắn gọn, đây là hình thức mà hàng hóa trong nước sẽ xuất khẩu ngắn hạn ra nước ngoài rồi tái nhập lại về nước sau một thời gian quy định.

Đây là một hình thức xuất khẩu hàng hóa liên quan đến việc doanh nghiệp trong nước lấy vật tư sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên liệu) từ công ty nước ngoài và sử dụng chúng để sản xuất các mặt hàng theo quy cách của bên đặt hàng. Sau đó, theo đơn đặt hàng của công ty, hàng sản xuất ra sẽ được bán ra nước ngoài.

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhập khẩu:

Có 5 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của một quốc gia, cụ thể:  Doanh nghiệp cần tuân thủ hệ thống pháp luật và các chính sách liên quan chế độ, chính sách trong nước và nước ngoài; Tỷ giá hối đoái; Thuế nhập khẩu  tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo vệ sự phát triển trong nước; Hạn ngạch nhập khẩu giới hạn lượng hóa nhập vào một quốc gia để bảo vệ những nhà sản xuất trong nước; Điều kiện quốc gia (Về hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, cảng biển); ….

CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

Xuất khẩu trực tiếp là bán hàng hoá ra nước ngoài mà không cần bên trung gian nào. Xuất khẩu trực tiếp đồng nghĩa doanh nghiệp phải tự thực hiện quá trình bán hàng của mình ra nước ngoài. Đồng thời, họ phải chịu trách nhiệm giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp nước ngoài. Khi tiến hành giao dịch, hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ được hai bên trực tiếp ký kết. Tất nhiên rằng, hợp đồng đó phải phù hợp với thông lệ thương mại quốc gia và quốc tế.

Đây cũng là một trong các hình thức xuất khẩu hàng hóa phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Xuất khẩu gián tiếp đề cập tới hình thức bán hàng hoá ra nước ngoài thông qua bên trung gian. Trong trường hợp này, bên trung gian đó sẽ chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra nước ngoài. Bao gồm các công đoạn như ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng,thanh toán cho đơn vị nước ngoài. Và cuối cùng, chủ doanh nghiệp sẽ thanh toán phí cho bên trung gian xuất khẩu.

Xuất khẩu tại chỗ đề cập đến loại hình bán hàng mà được thực hiện ngay tại chỗ trên lãnh thổ nước xuất khẩu chứ không phải đưa ra nước ngoài như các mặt hàng thông thường. Điều này xảy ra khi người mua ở nước nhập khẩu muốn các mặt hàng của họ được gửi cho đối tác nước xuất khẩu của họ. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Bởi vì họ sẽ không phải chi cho các khoản như với hải quan, bảo hiểm, phí giao nhận hàng,…

CÁC DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN HÌNH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NÀO ?

Các hình thức xuất khẩu hàng hóa đều tồn tại những điểm mạnh và hạn chế riêng. Bởi vậy mỗi doanh nghiệp với quy mô, sứ mệnh, tầm nhìn, và mục tiêu khác nhau sẽ lựa chọn các hình thức xuất khẩu phù hợp dựa trên sự nhìn nhận tổng quan nhất về tình hình doanh nghiệp của mình.

Đối với hình thức xuất khẩu trực tuyến, đây là hình thức đòi hỏi nhiều yếu tố. Các doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân sự am hiểu về các quy trình và luật lệ quốc tế. Bởi việc xuất khẩu trực tiếp khi không qua bất cứ một bên trung gian nào cũng đồng nghĩa rằng doanh nghiệp hoàn toàn phải tự vận hành quá trình giao thương với các quốc gia khác. Điều đó bắt buộc họ phải trang bị hiểu biết về ngoại ngữ, luật pháp, chính sách,… Tuy nhiên, bên cạnh đó, hình thức xuất khẩu trực tiếp có thể giúp cho các doanh nghiệp chủ động được các hoạt động kinh doanh của mình và linh hoạt theo dõi, đo lường, đánh giá tình hình chung một cách khách quan hơn.

Ngược lại với xuất khẩu trực tuyến, hình thức xuất khẩu gián tiếp sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp quy mô kinh doanh nhỏ hơn, hạn chế về nguồn, hoặc chịu nhiều rào cản từ nhiều phía. Tuy nhiên họ cũng sẽ tốn nhiều chi phí hơn cho bên trung gian. Đồng thời cũng sẽ khó để chủ động được hoàn toàn các hoạt động kinh doanh.

Việt Nam vốn sở hữu nguồn lao động dồi dào và giá rẻ. Hiện nay, với những lợi thế đó, Việt Nam cũng đang phát triển hình thức gia công xuất khẩu. Việt Nam cũng được biết đến là một trong những nước có thế mạnh về gia công xuất khẩu, sản xuất hàng dệt may, da giày, điện tử và các mặt hàng khác.

TÌM HIỂU THÊM:TOP 10 NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU TRÊN ALIBABA.COM

Xuất khẩu là một khái niệm đã trở nên quá quen thuộc, thậm chí là đối với những người không thuộc ngành kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ khái niệm xuất khẩu là gì. Xuất khẩu là gì? Các hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay như thế nào? Hãy cùng ALS tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết.

Xuất khẩu có thể hiểu đơn giản là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ để làm phương thức thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể hiểu là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua, người bán hoặc một quốc gia thứ ba khác.

Xuất khẩu đã xuất hiện từ rất lâu trước đây thông qua một hình thức sơ khai chỉ là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo thời gian cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế cũng như khoa học, kỹ thuật, hoạt động xuất khẩu ngày càng mở rộng mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng khác nhau.

Hoạt động này được diễn ra ở trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế của hàng hóa tiêu dùng cũng như với tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, những hoạt động này đều mang lại lợi ích doanh nghiệp và quốc gia xuất nhập khẩu.

Vai trò của xuất khẩu có thể nói đến cụ thể như sau:

Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay. Tùy thuộc theo nhu cầu cũng như hình thức mà bạn có thể lựa chọn hình thức xuất khẩu phù hợp.

Ngoài những hình thức phổ biến trên thì hiện nay với mục tiêu kinh doanh xuất khẩu nhằm phân tán và chia sẻ những rủi ro thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những hình thức xuất khẩu dưới đây:

Với hình xuất khẩu nào trên đây thì người làm xuất khẩu cần quan tâm và tìm hiểu các thủ tục cần thiết để công việc được nhanh chóng thuận lợi.

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu kiến thức về thuật ngữ xuất khẩu là gì. Mong rằng với thông tin hữu ích mà Als Logistics Hàng không cung cấp thì doanh nghiệp của bạn sẽ lựa chọn được hình thức xuất khẩu phù hợp đem lại hiệu quả.

Nhập khẩu được hiểu là việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ các quốc gia khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc thực hiện trao đổi ngang giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Nhập khẩu không phải hoạt động buôn bán riêng lẻ mà là hệ thống có tổ chức, việc nhập khẩu của quốc gia phụ thuốc vào thu nhập và tỷ giá hối đoái. Thu nhập bình quân của người dân nước đó tăng thì nhu cầu nhập khẩu lớn, tỷ giá hối đoái cao thì giá hàng nhập khẩu cao hơn.

Theo quy định của Khoản 1 Điều 28 Luật thương mại 2005 định nghĩa nhập khẩu hàng hóa có thể hiểu là hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm ở khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam.

Một số khái niệm về nhập khẩu có liên quan khác:

– Nhập khẩu song song (arallet import) là hình thức nhập khẩu không thông qua đại lý có liên quan về công việc thương mại. Vì vậy, lai lịch hàng hường không rõ ràng, có nguy cơ về hàng giả, hàng nhái.

– Nhập khẩu phi mậu dịch (Non-commercial) là hình thức nhập hàng mà không nhằm mục đích kinh doanh. Chẳng hạn các hàng do các quốc gia bên ngoài tài trợ không hoàn lại, học sinh sinh viên, người công tác nước ngoài mang về, hàng do Việt Kiều, hoặc đồ do khách du lịch nước ngoài mang đến ….

– Nhập khẩu chính ngạch là hình thức nhập khẩu từ các nước liền kề có quy mô lớn, hàng được kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng khi nhập qua các cửa khẩu, … mức thuế phí của hàng nhập chính ngạch cao hơn nhiều so với tiểu ngạch và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về phí, lệ phí trước khi thông quan.

– Nhập khẩu tiểu ngạch là hoạt động trao đổi mua bán của những người dân sinh sống gần đường biên giới giữa hai nước có biên giới liền kề nhau. Chẳng hạn người dân nước ta ở các vùng như Mộc Bài, Lào Cai, Lạng Sơn,… thường xuyên nhập khẩu tiểu ngạch từ nông sản, quần áo, … từ Trung Quốc.