Dệt May Xanh Bangladesh
Triển lãm Máy móc, Thiết bị, Nguyên phụ liệu Dệt may 2024
LỢI ÍCH CỦA CỦA ĐƠN VỊ THAM GIA TRIỂN LÃM
Các đơn vị tham gia triển lãm Dệt may VTG 2023 được quyền tham gia rất nhiều các sự kiện và cơ hội quảng cáo. Ban tổ chức mong muốn và tạo điều kiện để các đơn vị tham gia có thể quảng bá thương hiệu một cách tối đa tại triển lãm, vì vậy các đơn vị tham gia hãy tận dụng mọi cơ hội và lợi ích mà chương trình mang lại..
CHIẾN DỊCH QUẢNG BÁ THU HÚT KHÁCH THAM QUAN
18,000+ cuộc gọi mời tham quan
27,000+ thư mời được gửi tới người mua hàng
Quảng cáo rộng rãi trên các trang web báo chí, đối tác truyền thông, tạp chí, báo điện tử chuyên ngành, website sở ban ngành, các loại báo in..
Quảng cáo trên Panô, biển bảng, băng rôn, áp phích, tờ rơi, cờ phướn tại những vị trí đông dân cư, và xung quanh khu vực triển lãm.
Diện tích tự dàn dựng (tối thiểu 18m2).
Hướng dẫn: Quý khách vui lòng thực hiện form đăng ký dưới đây. Sau khoảng thời gian từ 2 - 5 phút, quý khách sẽ nhận được email thông báo kèm tài liệu và những hướng dẫn cần thiết.
Triển lãm mở cửa tự do cho khách tham quan. Vui lòng mặc trang phục lịch sự và mang theo danh thiếp(nếu có) để nhanh chóng nhận thẻ tham quan triển lãm.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đạt gần 1,91 tỷ USD, tăng 1,63% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 11,54% trong tổng kim ngạch của Việt Nam sang thị trường này. Một số thị trường ghi nhận mức tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ năm 2023 là Hà Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Luxembourg … Dự báo, xuất khẩu hàng dệt may sang EU nửa cuối năm 2024 sẽ phục hồi rõ nét hơn khi vào mùa nghỉ lễ Giáng sinh và Tết dương lịch.
EU là một trong số thị trường xuất khẩu lớn hàng dệt may của Việt Nam bên cạnh Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, so với các thị trường khác, xuất khẩu hàng dệt may sang EU của Việt Nam phục hồi chậm hơn. Nguyên do là nền kinh tế của EU dù đã khởi sắc nhưng vẫn rất khó khăn. Theo Ngân hàng Trung ương EU (ECB), dự kiến tăng trưởng kinh tế của châu Âu trong năm 2024 sẽ tốt hơn so với năm 2023 (tăng trưởng ở mức 0,4%) tuy nhiên do còn tiềm ẩn các yếu tố địa chính trị, tăng trưởng kinh tế năm 2024 được dự báo khiêm tốn ở mức 0,9% vào năm 2024, 1,4% vào năm 2025 và 1,6% vào năm 2026. Một số chính sách xanh và phát triển bền vững của EU có khả năng tác động đến xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU trong dài hạn, điển hình như Chiến lược Thỏa thuận Xanh EU, liên quan đến ngành dệt may, có Chiến lược ngành dệt may tuần hoàn và bền vững tầm nhìn đến năm 2030, theo đó đề xuất mới hoặc sửa đối các quy định, chỉ thị, hướng dẫn có liên quan đến ngành dệt may; Quy định về thiết kế sinh thái đối với sản phẩm bền vững và Chỉ thị về rác thải; Chương trình hướng dẫn Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Việc EU ngày càng mở rộng thêm các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn đối với ngành dệt may sẽ tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu về sản xuất xanh, bền vững, giảm phát thải, kinh tế tuần hoàn, trách nhiệm xã hội, môi trường… Để giải quyết khó khăn và hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất khẩu có hiệu quả sang thị trường EU, các bộ ban ngành liên quan và cộng đồng doanh nghiệp cần tập trung vào một số giải pháp như:
Tích cực vận động chính sách đối với EU, hạn chế tối đa rào cản tiếp cận thị trường, tránh tạo thêm gánh nặng về hành chính và chi phí cho nhà sản xuất và xuất khẩu;
Yêu cầu EU tăng cường đối thoại, trao đổi thông tin để làm rõ các yêu cầu kỹ thuật chi tiết và áp dụng lộ trình thực thi phù hợp đối với từng nước đối tác, trên cơ sở tính đến trình độ phát triển khác nhau giữa các nước và hỗ trợ hướng dẫn các bước cụ thể cho doanh nghiệp để đáp ứng các quy định mới;
Về phía doanh nghiệp: cần chủ động nắm bắt thông tin thị trường, nhanh chóng xây dựng kế hoạch điều chỉnh sản xuất và xuất khẩu bài bản để kịp thời thích ứng với các yêu cầu, quy định mới, tham gia hiệu quả, bền vững vào chuỗi cung ứng. Nỗ lực xanh hóa sản xuất, đảm bảo minh bạch truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi giá trị, cũng như thực hiện trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường cần được chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa.
VIỆT NAM - ĐIỂM ĐẾN TIẾP THEO CỦA NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI
Việt Nam đóng một vai trò ngày càng lớn trong chuỗi giá trị ngành dệt may của thế giới - sản phẩm may mặc của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam có một tương lai sáng lạn phía trước khi trở thành trung tâm sản xuất hàng dệt may của thế giới, và các nhà sản xuất hàng may mặc lớn đang tiếp tục khám phá các cơ hội mở rộng và sản xuất tại Việt Nam.