Cộng Đồng Du Lịch
Mô hình du lịch cộng đồng mang lại nhiều lợi ích tích cực nhưng vẫn sẽ tồn tại một số tác động tiêu cực đến cộng đồng dân cư làm ngành du lịch. Cụ thể được phân tích dưới đây:
Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn – Lạng Sơn
Làng du lịch Quỳnh Sơn cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 80km. Địa danh này có nhiều hang động trong lòng núi với những thung lũng bằng phẳng, tạo nên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nhưng vô cùng kỳ vĩ. Khi đặt chân đến Quỳnh Sơn, du khách sẽ được sinh hoạt trong những nhà sàn truyền thống cùng đồng bào dân tộc Tày.
Tại đây, du khách có thể tìm hiểu những nét đẹp văn hóa làng bản qua làn điệu hát Then, múa trầu, đàn Tính cùng các lễ hội truyền thống như lễ xuống đồng, lễ rước Thành Hoàng làng, lễ cầu an,… Ngoài ra, du khách cũng có thể cùng người dân tham gia các hoạt động nông nghiệp như xay thóc, giã gạo,…
Du khách có thể tìm hiểu những nét đẹp văn hóa làng bản tại Quỳnh Sơn
Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc và thiên nhiên
Có thể nói, du lịch cộng đồng là giải pháp tốt nhất để giữ gìn, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, thiên nhiên. Bởi vì loại hình này vận hành dựa trên giá trị văn hóa địa phương và sử dụng dịch vụ tại chỗ. Chính điều này sẽ góp phần củng cố vai trò trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa, đồng thời thúc đẩy nghề nghiệp truyền thống phát triển.
Du lịch cộng đồng là giải pháp tốt nhất để giữ gìn, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa
Khu du lịch sinh thái Suối Tranh – Phú Quốc
Tọa lạc ở giữa núi rừng, khu du lịch Suối Tranh sở hữu cảnh quan thanh bình, trong lành với dòng thác trắng xóa cùng tiếng chim líu lo sau tán lá. Tất cả những điều này sẽ tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, mang đến cho du khách cảm giác bình yên và thư thái. Địa điểm này còn nổi tiếng với những hoạt động trải nghiệm đầy thú vị như tắm suối, câu cá, cắm trại, trekking rừng, khám phá hang dơi,…
Khu du lịch Suối Tranh (Phú Quốc) sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp
Làng rau Trà Quế nằm ở thôn Trà Quế, phường Cẩm Hà, thành phố Hội An là một trong những địa điểm du lịch cộng đồng thu hút nhiều du khách tham quan. Không chỉ nổi tiếng bởi những vườn rau tươi ngon, xanh mướt, nơi đây còn khiến du khách mê mẩn với những hoạt động trải nghiệm trồng trọt đầy thú vị.
Theo đó, du khách khi đến đây sẽ được hướng dẫn cách xới đất, gieo trồng, tưới cây và thu hoạch để trải nghiệm thực tế cuộc sống của người nông dân nơi làng quê. Không chỉ vậy, du khách còn có thể dạo bước trên con đường làng, ngồi trong chiếc chòi tranh và thưởng thức ly chè thơm ngon.
Khu du lịch sinh thái cộng đồng Kotam – Đắk Lắk
Đến với khu du lịch sinh thái cộng đồng KoTam, bạn sẽ được chìm đắm trong không khí của thiên nhiên Tây Nguyên hoang sơ mà xinh đẹp với những cánh rừng hoa khoe sắc, những hồ nước tĩnh lặng và những ngôi nhà sàn có nét kiến trúc độc đáo.
Tại đây, bạn còn được chiêm ngưỡng không gian sống của đồng bào dân tộc Ê Đê, Gia Rai và ngắm nhìn những bức họa, những nhạc cụ dân tộc truyền thống. Không chỉ là cảnh sắc, du khách còn được trải nghiệm những sự kiện đậm đà bản sắc của người dân Tây Nguyên như lễ cúng voi, lễ cúng bến nước, lễ hội đua thuyền,…
Du lịch nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ
Đây là hình thức du lịch cho phép du khách trải nghiệm, tìm hiểu về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ. Theo đó, du lịch nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ sẽ bao gồm các hoạt động như tham quan các di tích văn hoá, trung tâm mỹ nghệ, xưởng sản xuất sản phẩm thủ công hoặc trải nghiệm học làm sản phẩm thủ công.
Tham quan và trải nghiệm loại hình du lịch nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ
Tạo việc làm và gia tăng thu nhập cho người địa phương
Hình thức du lịch này còn đóng góp vào việc tạo thu nhập, việc làm cho người dân bản địa. Từ đó đảm bảo tính cân bằng, phát triển kinh tế bền vững, nhất là ở những địa phương vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.
Du lịch cộng đồng là gì? Top các loại hình du lịch cộng đồng xu hướng 2024
Du lịch cộng đồng là một hình thức du lịch mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị khi hòa vào cuộc sống của người dân bản địa, từ đó hiểu hơn về con người, văn hóa vùng miền. Chính vì thế, mô hình này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương, mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên. Bài viết này của Trường Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn sẽ tổng hợp và chia sẻ các hình thức du lịch cộng đồng xu hướng trong năm 2024.
Hình thức du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào chuỗi cung ứng và quản lý. Mô hình này hình thành, phát triển dựa trên tiềm năng về giá trị văn hoá vốn có và được khai thác, tổ chức bởi những người dân địa phương.
Cụ thể hơn, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người dân, được cung cấp chỗ ở và tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để du khách tìm hiểu, khám phá về văn hóa, bản sắc và những giá trị truyền thống tại địa phương.
Du lịch cộng đồng ở Việt Nam đang dần trở thành xu hướng du lịch mới, được nhiều du khách lựa chọn. Hiện nay, đã có rất nhiều khu vực phát triển mô hình này tại Việt Nam như Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc,… Nguồn thu từ việc phát triển du lịch cộng đồng vừa giúp người dân có thêm thu nhập, phát triển kinh tế bền vững, vừa góp phần bảo tồn tài nguyên và giá trị di sản của địa phương.
Du lịch cộng đồng đang là loại hình du lịch có sự tham gia và quản lý của dân địa phương
Được gì khi khai thác du lịch cộng đồng?
Du lịch cộng đồng mang lại lợi ích nhìn thấy cho mọi đối tượng liên quan, bao gồm chủ đầu tư, nhân viên phục vụ lẫn du khách tham gia trải nghiệm hay kể cả địa phương đó nói chung. Cụ thể:
- Đối với du khách: du lịch cộng đồng cho phép khách du lịch khám phá môi trường sống, nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của địa phương; mặt khác còn được trải nghiệm các dịch vụ du lịch đạt chuẩn như ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí, tham quan… thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, giúp giảm stress, tăng niềm vui sau chuỗi ngày làm việc mệt mỏi, áp lực.
- Đối với chủ đầu tư, chủ cơ sở: dĩ nhiên, thu hút khách du lịch càng đông đến sử dụng dịch vụ thì cơ sở càng nỗ lực tạo mới và đa dạng sản phẩm phục vụ, từ đó thu về doanh thu cao, tạo lợi nhuận lớn để duy trì hoạt động và mở rộng khai thác tiềm năng du lịch.
- Đối với nhân viên phục vụ: có khách nghĩa là có việc làm, có lương - tip - thưởng để chi tiêu hàng ngày.
- Đối với địa phương: khai thác và phát triển tiềm năng du lịch cộng đồng giúp địa phương tôn vinh và tôn trọng văn hóa, nghi lễ và các giá trị truyền thống khác; cộng đồng dân cư cũng sẽ nhận thức được giá trị thương mại và xã hội từ “di sản văn hóa và thiên nhiên” của địa phương mình thông qua du lịch, từ đó thúc đẩy ý thức bảo tồn và phát triển các tài nguyên đó.
Các địa điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, loại hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam đã và đang phát triển trải dài từ Bắc xuống Nam. Dưới đây là những điểm đến hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua khi lựa chọn hình thức du lịch này.
Các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng là gì?
Cụ thể, các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng sẽ bao gồm bình đẳng xã hội, tôn trọng văn hoá địa phương và các di sản văn hoá, quyền làm chủ và sự tham gia của người dân địa phương.
• Bình đẳng xã hội: Các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia lập kế hoạch, thực hiện và cũng như là quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình. Đồng thời, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác chuẩn bị, thực hiện và tổ chức các hoạt động du lịch đều được chú trọng. Đặc điểm của du lịch cộng đồng ở đây là các lợi ích kinh tế sẽ được chia đều, không chỉ cho các công ty du lịch lữ hành mà cho cả các thành viên cộng đồng.
• Tôn trọng văn hoá địa phương và các di sản thiên nhiên: Hầu hết các hoạt động du lịch đều tiềm tàng các tác động tích cực và tiêu cực đến cộng đồng địa phương và môi trường tự nhiên. Quan trọng là các giá trị văn hoá địa phương và môi trường thiên nhiên được tôn trọng, bảo vệ thông qua các hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành Du lịch địa phương nhằm duy trì cấu trúc xã hội địa phương. Do đó, các cộng đồng không những phải nhận thức được trách nhiệm và vai trò của mình khi cung cấp các trải nghiệm du lịch thành công, mà còn phải hiểu các những động tích cực, tiêu cực của hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng đến họ, cũng như là môi trường tự nhiên của họ nếu thiếu quy hoạch hay quản lý.
• Chia sẻ lợi ích: Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cộng đồng đòi hỏi cộng đồng phải nhận được các lợi ích tương tự như các đối tác liên quan khác. Thông thường, doanh thu từ các hoạt động du lịch sẽ được chia cho tất cả những người tham gia và để riêng một phần đóng góp quỹ cho toàn bộ cộng đồng. Theo đó, quỹ này sẽ được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cầu, diện, đường sá hoặc các lĩnh vực lợi ích cộng đồng khác như giáo dục và y tế.
• Sở hữu và tham gia của địa phương: Các loại mô hình du lịch cộng đồng thành công sẽ khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực và kiến thức của cộng đồng địa phương để đạt được các kết quả trong du lịch. Chính vì thế, sự tham gia của cộng đồng địa phương từ khâu lập kế hoạch đến giai đoạn thực hiện và đánh giá là rất quan trọng trong việc phát huy được tối đa sự tham gia của địa phương và đảm bảo một cách tốt nhất quyền sở hữu của địa phương.
Hoạt động du lịch cộng đồng góp phần vào việc phát triển kinh tế bền vững
Du lịch cộng đồng là xu hướng du lịch được nhiều người quan tâm và ưa chuộng nên có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Chính vì thế, loại hình du lịch này có một số vai trò cụ thể như:
Loại hình du lịch này sẽ giúp cải thiện nhận thức của người dân trong việc bảo tồn di sản, hệ sinh thái và bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, loại hình du lịch này còn giúp cộng đồng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cũng như ý thức chống các trào lưu du nhập mà không phù hợp.