Nếu bạn muốn chuẩn bị cho cả nhà 1 món bánh hấp dẫn, mới lạ và ngon miệng thì nhất định không được bỏ qua cách làm bánh mì mè đen mochi Hàn Quốc dưới đây. Lớp vỏ bánh bên ngoài giòn tan, nhân bên trong dai mềm thơm lừng mà lại vô cùng dễ thực hiện. Cùng Snapbee vào bếp và bắt tay làm ngay nhé!

Thủ tục xuất khẩu chuối sang Hàn Quốc năm 2022

Cần làm những giấy tờ, thủ tục hải quan nào khi muốn xuất khẩu chuối Việt Nam sang Hàn Quốc? Yêu cầu nhập khẩu nông sản của Hàn Quốc có những gì cần lưu ý?

Thủ tục xuất khẩu chuối Việt Nam sang Hàn Quốc

Khi chuẩn bị hàng hóa, cần làm tem nhãn tiếng Hàn theo luật an toàn thực phẩm số 1399 của Hàn Quốc dán lên từng đơn vị hàng( chai/ lọ / hộp/…). Tránh trường hợp không dán bên Việt Nam, sang Hàn Quốc sẽ mất thời gian đi kiểm nghiệm để lấy thông tin ghi tem nhãn, thuê người vào khu cách ly hải quan để dán tem, tốn thêm chi phí.

Chuối là mặt hàng được miễn thuế xuất nhập khẩu và thuế VAT.

Để có thể có mối quan hệ làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp tại Hàn Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo sự đồng đều,ổn định trong các lô hàng xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng mặt hàng.

Đọc thêm: Vận chuyển quốc tế, giao hàng trọn gói ”door to door”

Tham khảo thêm: Dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ, trọn gói

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (KITA), trong 5 tháng đầu năm 2021, Hàn Quốc nhập khẩu trái chuối (mã HS 0803) đạt 155,3 nghìn tấn, trị giá 131,5 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá trái chuối (mã HS 0803) nhập khẩu bình quân đạt 846,3 USD/tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Chuối là loại trái cây ưa chuộng tại Hàn Quốc, tuy nhiên chuối là sản phẩm Hàn Quốc phải nhập khẩu gần như 100% do điều kiện canh tác không thuận lợi.

Hàn Quốc nhập khẩu trái chuối chủ yếu từ thị trường Phi-líp-pin trong 5 tháng đầu năm 2021, đạt 117,7 nghìn tấn, trị giá 100,3 triệu USD, tăng 1,9% về lượng và tăng 6,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu chuối từ Phi-líp-pin chiếm 75,8% tổng lượng chuối nhập khẩu của Hàn Quốc.

Việt Nam là thị trường cung cấp chuối lớn thứ 6 cho Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2021, đạt 2,9 nghìn tấn, trị giá 2,3 triệu USD, tăng 13,6% về lượng, tăng 48,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá chuối nhập khẩu bình quân từ Việt Nam ở mức thấp, đạt 791,6 USD/tấn. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 1,9% tổng lượng chuối nhập khẩu của Hàn Quốc.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Việt Nam có nhiều lợi thế tăng thị phần tại thị trường Hàn Quốc, do có ưu thế thuế quan nhập khẩu thấp nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).

Tuy nhiên, trái chuối của Việt Nam phải cạnh tranh với trái chuối Phi-líp-pin - thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Hàn Quốc. Do đó, để nâng cao thị phần trái chuối tại Hàn Quốc, phải tuân thủ quy định hệ thống danh mục thuốc bảo vệ thực vật mới của Hàn Quốc (viết tắt PLS), áp dụng từ năm 2019. Hệ thống này quy định các chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng và hàm lượng tồn dư tối đa trên rau quả, trái cây nhập khẩu.

Trái chuối tuy có lợi thế ngắn hạn về giá cả nhưng về lâu dài cần duy trì sản phẩm chất lượng cao, cần có hệ thống quản lý sản xuất quy mô lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm.

Chuối Việt Nam có nhiều sự cải tiến về sản lượng và chất lượng

Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở các tỉnh từ miền Bắc vào Nam và có nhiều loại khác nhau. Theo ghi nhận của Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại – Bộ Công Thương (VITIC) năm 2019, chuối chiếm hơn 19% tổng diện tích cây trồng ăn quả với diện tích trên 100.000ha và có sản lượng tiêu thụ khoảng 1.4 triệu tấn/ năm.

Với số lượng sản xuất này, Việt Nam đứng hàng thứ 14 trên thế giới, chiếm 1.7% thị phần so với các nước (theo thống kê của trang Tridge).

Có thể thấy, chuối đang chứng tỏ là loại nông sản rất tiềm năng cho thị trường xuất khẩu và nội địa. Nhờ thế, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn loại nông sản này để đầu tư vào các quy trình trồng và thu hoạch, bảo quản… theo các tiêu chuẩn xuất nhập khẩu chung.

Vì sao Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu chuối lý tưởng cho Việt Nam?

Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác phát triển khi hai nước cùng tham gia và hưởng lợi từ các FTA như KVFTA, RCEP,…Cơ cấu xuất nhập khẩu của hai nước cũng có tỉnh bổ sung, ít có sự cạnh tranh và đối đầu trực tiếp.

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Đặc biệt với các măt hàng như nông thủy sản, thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, đồ gỗ. Chuối là nông sản mà Hàn Quốc có nhu cầu nhập khẩu gần như 100% do không có điều kiện thời tiết thuận lợi để trồng trọt.

Thị trường Hàn Quốc không có nhiều yêu cầu khắt khe về nơi sản xuất như châu Âu hay Úc, nhưng họ rất khắt khe trong việc kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh và kháng sinh. Do đó nhà xuất khẩu cần lưu ý khi tiến hành kiểm định sản phẩm theo yêu cầu của phía Hàn Quốc.